×
Tìm kiếm sản phẩm

Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững là một quy trình canh tác tiên tiến trong ngành nông nghiệp bằng việc hạn chế hoặc không sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, các yếu tố kích thích phát triển bằng chất điều tiết hóa học. Nông nghiệp hữu cơ giúp con người tránh được các loại chất hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chính vì thế quy trình sản xuất là điều mà nhiều người quan tâm. Cùng Trạm Xanh tìm hiểu trong bài viết này.

1. Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ áp dụng cho cây trồng

Tùy vào từng lĩnh vực mà sẽ có các quy trình riêng nhưng về tổng quan các quy trình vẫn xuất phát từ sự cốt lõi và mang tính thống nhất sau đây.

1. 1. Chuẩn bị nguyên liệu canh tác, địa lý sản xuất

- Nguyên liệu canh tác có thể là hạt giống và các giống cây trồng được lai tạo, đảm bảo quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt, tránh ảnh hưởng bởi các thuốc hóa học.

Chọn địa hình để canh tác nông nghiệp hữu cơ

Lựa chọn địa lý, khu vực để canh tác

- Địa lý sản xuất bao gồm các khu vực canh tác, có thể là đồng ruộng canh tác và các khu trồng trọt có sự tách biệt về các yếu tố ảnh hưởng bởi chất hóa học xung quanh. Có thể được cách ly bằng tấm chắn hoặc các loại vật liệu có tác dụng. Xem xét và lựa chọn những vùng có khí hậu thuận lợi và có nguồn nước tưới tiêu sẽ giúp quá trình canh tác được diễn ra tốt hơn

1.2. Lên kế hoạch sản xuất

Lên kế hoạch sản xuất là một bước quan trọng trong quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và là điểm khác biệt so với sản xuất truyền thống. Với một diện tích đất canh tác, người canh tác cần có kế hoạch luân canh giữa các giống cây trồng và tính toán thời vụ trồng trọt, khả năng phát triển.

Tính toán được thời vụ canh tác, khả năng phát triển sẽ chống được các loại sâu bệnh gây hại và giúp nâng cao năng suất nông nghiệp

1.3. Chuẩn bị nước tưới tiêu

“Nhất nước, nhì phân” là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp từ trước đến nay, nước là thành tố cơ bản không thể thiếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Được cung cấp đủ nguồn nước sẽ giúp các giống cây trồng vật nuôi phát triển đều và tránh được các loại bệnh trong sản xuất.

1.4. Lựa chọn các loại phân bón, chất dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng

Trong quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, phân bón vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bởi những loại này có các thành phần vi sinh giúp cho các loại cây trồng vật nuôi được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đáp ứng được tiêu chuẩn “sạch” trong sản xuất

Các loại phân bón tự nhiên cho cây như phân bò, phân gà hoặc các loại phân xanh…được ủ đúng cách sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng.

Sử dụng phân bón cho cây trồng

Sử dụng phân bón hữu cơ để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây

Hạn chế dùng phân bón hóa học, vì các thành phần trong phân bón này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, và không đạt chất lượng sản phẩm sạch theo quy chuẩn.

1.5. Phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho cây trồng

Trong quá trình sản xuất, yếu tố “bệnh” trên cây trồng và vật nuôi là khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên để hạn chế nhất tình trạng bệnh thì người canh tác phải có sự chuẩn bị chu đáo về cách phòng bệnh bằng các chế phẩm vi sinh diệt trừ bệnh cho các giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp cho cây sẽ giúp cây trồng phát triển tươi tốt và chống chọi với các loại sâu bệnh thường gặp

1.6 Chăm sóc hợp lý.

Điều hạn chế nhất trong quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, các loại thuốc diệt cỏ bằng hóa học. Do đó người canh tác phải có kế hoạch chăm sóc cây trồng trong quá trình phát triển, đặc biệt giai đoạn trước khi thu hoạch có thể bằng thủ công hoặc sử dụng các dụng cụ thân thiện tránh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

1.7.Thu hoạch

Yếu tố Sạch luôn là yếu tố quan trọng nhất trong các loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chính vì thế từ khâu gieo trồng đến bước thu hoạch đều phải đáp ứng được tiêu chuẩn. Quá trình thu hoạch và xử lý phải diễn ra cẩn thận tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu ra trong quá trình tiêu thụ

Đọc thêm: ưu điểm và nhược điểm của nông nghiệp hữu cơ 

2. Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ áp dụng cho vật nuôi

Về cơ bản, quá trình chăn nuôi cũng tương tự như trong trồng trọt, gồm các bước cơ bản như sau

2.1. Chuẩn bị giống và chuồng trại chăn nuôi

Chuẩn bị giống trong chăn nuôi hữu cơ

Chuẩn bị giống

- Giống vật nuôi cần khỏe mạnh và được tuyển chọn kỹ sẽ giúp quá trình chăn nuôi được thuận lợi

- Khu vực chuồng trại tránh hướng gió, xa những vùng có sự ô nhiễm là điều kiện tốt giúp cho vật nuôi phòng tránh được các loại dịch bệnh

2.2. Lên kế hoạch cho quá trình chăn nuôi

Tính toán giữa diện tích chuồng trại và số lượng vật nuôi cần hợp lý để sự phát triển của các giống vật nuôi không bị cạnh tranh về thức ăn và không gian phát triển, tránh được áp lực lên các giống vật nuôi

2.3. Chuẩn bị nước dùng trong chăn nuôi

Nguồn nước phục vụ cho quá trình chăn nuôi cũng cần lưu ý về chất lượng, tránh các loại nguồn nước bị ô nhiễm để phục vụ cho quá trình cấp nước rửa chuồng trại hoặc nước làm mát cho vật nuôi

2.4. Bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi

Các sản phẩm chế phẩm vi sinh bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của giống vật nuôi, hạn chế sử dụng các chất kích thích hóa học trong chăn nuôi, điều này không đáp ứng được tiêu chuẩn quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mà còn làm ức chế quá trình tăng trưởng nếu sử dụng không đúng cách

2.5. Phòng và trừ các loại dịch bệnh trong chăn nuôi

Hằng năm, các loại dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp bởi nhiều yếu tố tạo nên, chính vì thế phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho vật nuôi là phương án tốt nhất, phát hiện và cách ly kịp thời tình trạng bệnh, tránh lây lan diện rộng

2.6 Chăm sóc vật nuôi theo quy trình khoa học

Sử dụng các loại thức ăn thân thiện và không chất hóa học sẽ giúp cho vật nuôi có sự phát triển đồng đều và tăng sức đề kháng, chăm sóc tốt trong quá trình chăn nuôi sẽ đảm bảo được năng suất vật nuôi sau khi xuất chuồng trại

2.7.Xuất chuồng, trại

Khi đã chăn nuôi đến độ trưởng thành, các giống vật nuôi sẽ đạt năng suất cao nhất, người chăn nuôi phải tính toán được thời gian sinh trưởng đúng để đảm bảo được năng suất, xuất chuồng trại quá sớm hoặc quá muộn sẽ làm giảm năng suất vật nuôi

3. Lưu ý gì khi áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ hay truyền thống, thì 4 yếu tố cơ bản: Nước - Phân - Cần - Giống” là 4 yếu tố quan trọng và cốt lõi nhất. Đòi hỏi các khâu tuyển chọn và chăn nuôi phải được đồng nhất.

Tránh quan niệm “lấy giống bù phân” hoặc “lấy kỹ thuật chăm sóc tốt bù giống nhỏ”. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. Người canh tác cần lưu ý cân bằng giữa các yếu tố trên

Một nguồn nước sạch, một chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với sự cần cù chăm sóc và tuyển chọn giống khỏe sẽ là những yeus tố góp phần tạo nên thành công cho cả quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

4. Tạm kết

Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp quá trình sản xuất nông nghiệp tránh được những tình trạng: ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, thuốc BVTV…Giúp cho năng suất thu hoạch được tốt hơn nếu áp dụng đúng cách. Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nếu quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp và hỗ trợ vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết. Trạm Xanh sẽ cùng thảo luận và giải đáp.