Bọ rùa là thiên địch có lợi đối với vườn cây, chúng tiêu diệt những loại côn trùng gây hại để bảo vệ cây trồng. Thiên địch bọ rùa có những loại nào, tập tính, những lợi ích mang lại cho nhà nông là gì? Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thiên địch bọ rùa (hay còn gọi là bọ rùa thiên địch) đây là loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng có thể tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng. Bọ rùa tên tiếng anh là Coccinellidae, tên gọi chung cho những loài côn trùng nhỏ, thân mình tròn giống như rùa con tí hon, đường kính 5 đến 6mm, phủ giáp trụ, có 6 chân ngắn. Chúng thường có những màu sắc rất nổi bật như đỏ, cam, vàng hoặc các đốm trên lưng.
Bọ rùa thiên địch
Hiện nay, có khoảng 5000 loại, người ta phân bọ rùa theo số chấm ở trên lưng, hình thái cơ thể hoặc theo nhóm có lợi và có hại.
Đối với nhóm bọ rùa có lợi, nhóm này được gọi là thiên địch khống chế sâu bệnh, bao gồm:
Đối với nhóm bọ rùa có hại:
Mùa xuân là thời điểm thiên địch bọ rùa có lượng thức ăn dồi dào do rệp lúa trứng nở ra, bọ rùa thức giấc sau 1 kỳ trú đông. Bọ rùa cái thường đẻ trứng sau mặt lá cây, trứng hình bầu dục và có màu vàng, Trứng có chiều dài 1 đến 1mm và chúng bám ở mặt ngoài lá cây, 1 vòng đời của bọ rùa có thể đẻ đến vài nghìn trứng.
Bọ rùa thiên địch thích ăn rệp, rệp sáp, nhện. Dù chúng ở trong giai đoạn ấu trùng, trưởng thành đều có khả năng ăn thịt côn trùng.
Bọ rùa ăn rệp sáp
Trong tự nhiên, bọ rùa thiên địch khống chế sâu bệnh hại cây trồng như rệp, rệp sáp, nhện phá hoại cây trồng. Chúng thường ăn thịt các loại côn trùng này hoặc đẻ trứng trong một số con mồi để ấu trùng của chúng khi mới nở có thể ăn côn trùng luôn.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học vừa gây ô nhiễm môi trường, tồn dư chất độc hại trong thực phẩm, vừa gián tiếp giết chết các loài côn trùng hữu ích. Dùng thiên địch bọ rùa hoặc các loại thiên địch khác để diệt trừ sâu bệnh hại sẽ giúp bà con loại bỏ dần thói quen phun thuốc trừ sâu hóa học, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ. Thiên địch bọ rùa giúp bà con hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Bọ rùa có lợi xuất hiện trong vườn rau, vườn cây ăn quả sẽ sinh sôi nảy nở. Sự phát triển của chúng sẽ góp phần tiêu diệt các côn trùng gây hại mà không cần sử dụng các biện pháp khác. Từ đó giúp bà con nông dân tiết kiệm một nguồn chi phí lớn.
Bà con nông dân Việt Nam vẫn đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ để tiêu diệt các loại sâu bệnh. Điều này vô tình hình thành sức đề kháng hóa học đối với các loại thuốc trừ sâu. Để giải quyết vấn đề này, bà con có thể sử dụng quy luật của tự nhiên đó là lấy loại sinh vật có lợi để tiêu diệt loài sinh vật có hại.
Bọ rùa trở thành thiên địch của các loại rệp, rệp sáp, nhện… tạo nên 1 chuỗi thức ăn làm đa dạng thêm hệ sinh thái. Những loại côn trùng gây hại đã kháng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dần bị hạn chế.
Trồng cây hoa cúc vạn thọ để thu hút bọ rùa
Nếu bạn muốn bọ rùa thiên địch ở lại khu vườn hoặc thu hút chúng ghé thăm vườn của bạn thì cần chú ý đến thức ăn của chúng. Bọ rùa thích ăn thịt nhưng đôi khi chúng cũng ăn phấn hoa, khi vườn của bạn có những thứ này thì chúng sẽ ghé thăm. Để thu hút bọ rùa bạn có thể tiến hành trồng các loại cây như cây hoa cúc vạn thọ, ngò tây, ngò ta, thanh cúc, thì là, hoa tỏi….
Để phát triển thiên địch bọ rùa bạn cần phải tạo môi trường, thức ăn cho chúng phát triển. Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
>>> Xem thêm: Phương pháp và mục đích của bảo tồn thiên địch là gì?
Hi vọng qua bài viết trên đây bà con đã biết thêm về thiên địch bọ rùa. Nếu như trong vườn rau, vườn cây ăn quả của bà con xuất hiện bọ rùa thì hãy khoan tìm cách tiêu diệt nhé! Hãy xác định đó là bọ rùa có lợi hay có hại trước đã. Việc sử dụng thiên địch trong nông nghiệp có vai trò quan trọng, ngăn chặn dịch bệnh phát triển, phù hợp với hướng canh tác hữu cơ.