×
Tìm kiếm sản phẩm

Tổng hợp các loài thiên địch có lợi trong canh tác hữu cơ

Trong canh tác nông nghiệp hữu cơ, thiên địch đóng vai trò rất quan trọng. Thiên địch được sử dụng để kiểm soát côn trùng, sâu bệnh hại, được xem là biện pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học an toàn, hiệu quả. Nếu bạn đang theo hướng nông nghiệp hữu cơ thì đừng bỏ qua các loài thiên địch có lợi dưới đây nhé!

Canh tác nông nghiệp hữu cơ hiểu một cách nôm na là hình thức sản xuất nông nghiệp không sử dụng các sản phẩm hóa học như thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng cây trồng… Thiên địch là những sinh vật có ích, chúng sẽ ăn hoặc gây bệnh lên những sâu bệnh hại trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ mùa màng. Những sinh vật được gọi là thiên địch phổ biến như nhện, bọ xít, kiến ba khoang, ong ký sinh…

Các loài thiên địch có ích - Nhện lùn, nhện lưới, nhện nhảy

Thiên địch nhện nhảy

Nhện là thiên địch có lợi đối với bà con trồng lúa nước

Nhện là thiên địch phổ biến tại Việt Nam thuộc nhóm bắt mồi, ăn thịt. Chúng thường dùng mạng nhện để bẫy con mồi hoặc rình rập, tấn công. Mỗi con nhện trưởng thành có khả năng ăn 10 đến 15 con mồi mỗi ngày.

  • Nhện Lycosa: Chúng thường sống ở tầng gốc lúa, ăn các loại côn trùng, bướm sâu đục thân ở cây lúa.
  • Nhện lùn: Kích thước nhỏ 1 đến 5mm. Các loài thiên địch thuộc nhóm nhện lùn rất thích ở ruộng lúa, kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước để bắt sâu cuốn lá, rầy non.
  • Nhện chân dài: Thức ăn chính của chúng là sâu đục thân, sâu cuốn lá, ruồi ở trên ruộng lúa.
  • Một số thiên địch nhện khác như nhện linh miêu, nhện lưới, nhện nhảy.

Bọ xít - Thiên địch trên đồng ruộng

Bọ xít chuyên săn các loài côn trùng nhỏ hơn mình, tuy nhiên chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Các loài thiên địch bọ xít thường gặp như:

  • Bọ xít mù xanh: Loài thiên địch này rất thích ăn trứng, sâu non của các loài rầy. Mỗi ngày ăn được 5 đến 7 trứng, ăn được 1 đến 5 con bọ rầy. 
  • Bọ xít nước: Là thiên địch của bọ rầy, sâu đục thân.

Ngoài ra, bọ xít còn ăn các loài sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng thân mềm, ve sâu ở cây rau.

Bọ rùa thiên địch

Những sinh vật được gọi là thiên địch nếu chúng ăn hoặc gây bệnh đối với sinh vật có hại đối với cây trồng. Đối với bọ rùa thì chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám, trứng của rầy, rệp sáp, rệp vừng, rệp sò, bọ trĩ, bọ chét, bọ mạt, ruồi trắng.. 

Bọ rùa thiên địch

Bọ rùa

Các loài thiên địch bọ rùa có ích như: 

  • Bọ rùa đỏ.
  • Bọ rùa vàng.
  • Bọ rùa 6 chấm.
  • Bọ rùa 8 chấm.

Kiến - Thiên địch của nhiều loại côn trùng

Các loại kiến như kiến lửa, kiến vàng, kiến ba khoang đều ăn thịt. Món ăn ưa thích của chúng là những loại sâu bọ. Kiến thường làm tổ trên cây hoặc dưới đất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì kiến lại là ký chủ trung gian lây truyền sâu bệnh.

Chuồn chuồn

Hiện nay, có nhiều loài chuồn chuồn có khả năng bắt mồi ở trên không điêu luyện. Thức ăn chủ yếu của chuồn chuồn là sâu bọ, côn trùng, bọ rầy. Chuồn chuồn kim là một trong các loài thiên địch của bọ rầy, sâu cuốn lá. Chuồn chuồn kim khi trưởng thành có màu xanh và đen, bụng nhỏ dài, nếu bạn thấy chúng ở trên đồng ruộng thì đừng gây hại nhé!

Muồm muỗm

Nhìn muồm muỗm có vẻ giống với cào cào, châu chấu nhưng chúng lại không ăn thực vật… Muồm muỗm hay hoạt động về đêm, thức ăn yêu thích của loài thiên địch này là sâu đục thân, bọ rầy thân, lá của cây lương thực. Nếu gia đình bạn trồng cây lạc, cây đậu xanh, cây lúa… thì sẽ thường xuyên bắt gặp muồm muỗm trên đồng ruộng.

Bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm thường sống ở trên đồng ruộng khô, chúng làm tổ dưới đất ở ngay gốc cây lúa. Bạn có thể nhận biết chúng nhờ màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng, đầu đỉnh râu có màu trắng. Chúng thường chui vào những rãnh sâu đục thân để tìm sâu non hoặc bò lên lá để tìm sâu cuốn lá. Mỗi ngày bọ đuôi kìm có thể ăn được 20 đến 30 con mồi.

Ong ký sinh - Các loài thiên địch quý trên đồng ruộng

Ong ký sinh có lợi

Ong ký sinh

Ong ký sinh chúng sẽ đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non, trứng ong phát triển phá hủy những vật ký sinh. Một số loại ong ký sinh thường gặp bao gồm:

  • Ong cự ký sinh ở sâu non: Chúng thường tìm sâu non ẩn náu ở phía sau các bẹ lá, trong thân cây lúa.
  • Ong ký sinh lồng đèn: Ong sẽ chọc ốn dẫn trứng vào thân lúa, đẻ trứng ở gần sâu non ký chủ. 
  • Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá: Chúng đẻ trứng vào trứng của sâu cuốn lá.

Các loài thiên địch khác

Ngoài các loài ong, muồm muỗm, chuồn chuồn, nhện, bọ xít, kiến, bọ đuôi kìm thì còn có các loại thiên địch là loài côn trùng, sinh vật có ích như:

  • Bọ ngựa
  • Bọ cánh cứng ba khoang
  • Dế nhảy
  • Ruồi đầu to
  • Nấm trắng, nấm bột, nấm tua

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm các loài thiên địch, những sinh vật được gọi là thiên địch có lợi trong canh tác nông nghiệp hữu cơ. Thiên địch không chỉ góp phần ngăn ngừa dịch hại, bảo vệ mùa màng mà còn cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Chính vì vậy mà bà con nông dân cần phải tạo điều kiện, môi trường để các nhóm thiên địch có thể phát triển tốt, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học.