×
Tìm kiếm sản phẩm

Thiên địch là gì? Thiên địch có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?

Đối với bà con sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ với cụm từ “thiên địch” nhưng đối với nhiều người khác thì cụm từ này quá xa lạ. Vậy, thiên địch là gì? Thiên địch có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp? Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Thiên địch là gì?

Trong thế giới tự nhiên, các sinh vật gây hại cho cây trồng được gọi là địch hại, những sinh vật không gây hại cho cây mà còn có thể tiêu diệt các loại địch hại được gọi là thiên địch. Tóm lại, thiên địch là các loài sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh những loại sâu bệnh gây hại. Hiện nay, mỗi hệ sinh thái nông nghiệp sẽ có các nhóm thiên địch khác nhau và chúng giữ vai trò hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của quần thể sâu gây hại mùa màng.

Thiên địch

Thiên địch là gì?

Một số loại thiên địch phổ biến tại Việt Nam như:

  • Chuồn chuồn.
  • Bọ ngựa.
  • Cóc.
  • Bọ rùa.
  • Chim sâu (ví dụ như chích chòe).
  • Mèo.
  • Cú.
  • Rắn.
  • Nhện….

Ngày nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang hướng canh tác hữu cơ bền vững, ứng dụng chế phẩm sinh học để giải quyết vấn đề môi trường, hạn chế dư lượng hóa chất ở trong nông sản và nhằm bảo vệ thiên địch. 

Vai trò của thiên địch trong nông nghiệp

Thiên địch là gì? Đây là những sinh vật có lợi cho cây trồng. Vậy, thiên địch có vai trò như thế nào trong nông nghiệp. Chúng có vai trò tiêu diệt các loại sâu hại cho cây trồng đồng thời giúp hạn chế dịch bệnh lây lan. Trên đồng ruộng, thiên địch sẽ được phân thành các nhóm chính sau đây:

Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt

Thiên địch muồm muỗm

Thiên địch muồm muỗm

Đây là nhóm chuyên ăn sâu hại. Các loài thiên địch bắt mồi như nhện, kiến, bọ xít, muồm muỗm. Ví dụ: Muồm muỗm là một loại côn trùng có vẻ bề ngoài giống châu chấu hoặc cào cào. Muồm muỗm chuyên ăn các loài sâu, côn trùng… gây bệnh cho cây. 

Nhóm thiên địch ký sinh

Con ký sinh sẽ đẻ trứng ở trên trứng hoặc trên cơ sở sâu hại. Khi ấu trùng nở ra sẽ ăn trứng của sâu hoặc ăn sâu non. Tuy nhiên, loài ký sinh này chỉ có thể sống ở trên một số loài sâu bệnh hại nhất định. 

Nhóm này chủ yếu là các loài ong nhỏ ký sinh trứng sâu đục thân lúa, ong ký sinh ở trên trứng rầy nâu hoặc trên trứng ở sâu cuốn lá lúa….

Nhóm thiên địch gây bệnh cho sâu

Thiên địch là gì, nhóm này bao gồm những loài sinh vật nào? Hiểu một cách nôm na nhóm thiên địch này sẽ gây bệnh, khiến cho sâu bệnh hại bị bệnh rồi chết. Nhóm này chủ yếu là các loài vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm… 

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp những loài nấm có khả năng gây bệnh tiêu tới 90% số lượng rầy nâu ở trên lúa. Vi khuẩn cũng như vi rút đã làm các loài sâu non như sâu khoang, sâu xanh ở hoa màu bị chết.

Hạn chế dịch hại nhờ thiên địch

Thiên địch là gì mà có thể hạn chế được dịch hại trên đồng ruộng? Câu trả lời là ở trên đồng ruộng có nhiều loài thiên địch của dịch hại, chúng có thể hạn chế sự phát triển của dịch hại trong tự nhiên, giúp cân bằng hệ sinh thái. 

Thiên địch kiến vàng

Thiên địch kiến vàng trong vườn rau

Có nhiều trường hợp dịch hại bị tiêu diệt bởi thiên địch mà bà con nông dân không cần sử dụng những biện pháp khác. Ví dụ, trên ruộng lúa tỷ lệ trứng sâu đục thân lúa bị ong ký sinh tới 90%, sức ăn của ong lớn nên dịch hại sâu đục thân sẽ được khống chế. Một con sâu non của thiên địch bọ rùa 8 chấm mỗi ngày có thế ăn 5 đến 10 con muỗi hoặc 1 con kiến vàng có thể ăn 5 đến 10 con rệp gây hại trên cây cam.

Tuy nhiên, tình trạng thiên địch tại Việt Nam đang bị đe dọa bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Khi phun thuốc trực tiếp lên đồng ruộng để diệt sâu bệnh hại vô tình diệt luôn các loại thiên địch. Điều này khiến thiên địch ngày càng ít dần. Vì vậy, để bảo vệ thiên địch bà con nông dân nên ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất thay vì sử dụng thuốc hóa học nhé!

Lời kết

Hy vọng qua bài viết “Thiên địch là gì? Thiên địch có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?” trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về cụm từ thiên địch. Và nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các loài thiên địch, cách bảo vệ thiên địch trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì đừng quên truy cập vào website tramxanhviet.vn nhé!