×
Tìm kiếm sản phẩm

Bón lót là gì? Có bao nhiêu phương pháp bón lót cho cây trồng?

Bón lót là một trong 2 kỹ thuật bón phân quan trọng đối với cây trồng, giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và đất trồng nhằm đem lại một vụ mùa bội thu. Vậy, bón lót là gì, đem lại những công dụng gì, phương pháp bón như thế nào? Hãy cùng Trạm Xanh khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Bón lót là gì?

Bón lót là quá trình bón phân cho cây trước khi gieo trồng để giúp các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng phân hủy, cải tạo đất trồng, tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để rễ cây hấp thụ chất tối đa và phát triển tốt. Khi cây có một môi trường nền móng vững chắc thì sẽ phát triển cân đối.

Bón lót cho vụ lúa

Bón lót trước khi trồng lúa

Từng giống cây trồng khác nhau sẽ có tần suất bón khác nhau:

  • Đối với cây trồng hàng năm: Bạn có thể bón một lần đầu tiên trước khi gieo trồng.
  • Đối với cây trồng lâu năm: Bạn chia thành nhiều lần bón, bón khi gieo trồng, bón khi cây đến thời điểm ngừng sinh trưởng trong năm, cây sau khi đã được thu hoạch.

Các loại phân bón lót được dùng nhiều nhất

Hiện nay, có nhiều loại phân để dùng bón lót như phân chuồng đã được ủ hoai mục, phân xanh, phân được ủ từ rác thải hữu cơ…. Ngoài ra có thể dùng các loại phân dễ tan khác như phân kali, phân đạm.

Phân bón chứa hàm lượng hữu cơ cao: Phân có thể cung cấp những chất dinh dưỡng giúp đất trồng màu mỡ, phì nhiêu, hệ vi sinh vật trong đất phát triển tốt. Bạn cần bón phân trước khi trồng một khoảng thời gian để phân có thể phát huy tốt công dụng. Các loại phân chứa hàm lượng hữu cơ cao như phân chuồng, phân gà Nông Điền 32, nguyên liệu phân gà, phân gà Việt Hùng.

Vôi, chế phẩm sinh học cải tạo đất trồng, điều hòa độ pH trong đất: Phù hợp để bón cho các ruộng đất đã bị phèn, chua hoặc những vùng trồng cây ăn quả lâu năm.

Các loại phân bón hóa học chứa hàm lượng lân, đạm cao.

Công dụng của bón lót trong canh tác nông nghiệp

Bón lót cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng

Như đã phân tích ở trên, bón lót là một trong những kỹ thuật bón phân quan trọng không thể bỏ qua. Bón lót giúp:

  • Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cho đất trồng.
  • Phân bón sau khi trộn vào đất sẽ giúp điều hòa độ chua, hạn chế được sự phát triển sâu bệnh hại.
  • Trước khi tiến hành gieo hạt, bón phân sẽ giúp đất tơi xốp, độ ẩm phù hợp cho sự nảy mầm của hạt giống.
  • Tăng khả năng giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi cây phát triển ngay từ bé sẽ được cung cấp dưỡng chất đầy đủ để sinh trưởng tốt. 

Các phương pháp bón lót

Lựa chọn phương pháp bón phù hợp với địa hình, tình trạng đất, loại cây trồng khác nhau sẽ giúp phân phát huy tối đa công dụng. Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp sau:

- Phương pháp 1: Bạn tiến hành rải đều lượng phân bón cần bón ở trên vùng đất chuẩn bị gieo trồng. Khi rải phân thì bạn cần cày bừa, làm nhỏ đất để phân có thể vùi sâu vào trong đất.

Phương pháp bón lót

Phương pháp bón lót cho cây trồng

- Phương pháp 2: Rải đều phân bón lên trên mặt đất mà bạn đình gieo trồng. Phủ một lớp đất mỏng mới lên trên, sau đó gieo hạt giống cây bình thường.

- Phương pháp 3: Bạn đào một hố sâu, cho phân bón vào hố trước khi tiến hành gieo trồng (Áp dụng đối với các loại cây ăn quả lâu năm).

Ngoài 3 phương pháp sử dụng phân bón lót trên, bà con nông dân còn dùng phân để ngâm hạt giống, sau đó mang đi trồng. Phương pháp này cũng nằm trong kỹ thuật bón lót.

Một số lưu ý khi bón phân

Để bón phân mang lại hiệu quả nhất cho đất và cây trồng thì bạn cần phải lưu ý:

  • Bón phân đúng loại: Đúng loại đất và cây trồng cần, tránh việc bón sai loại sẽ khiến cây bị ảnh hưởng, giảm năng suất.
  • Thời điểm bón phân: Bón lót thường bón trước khi gieo trồng một khoảng thời gian đủ để phân bón phân hủy các chất hữu cơ. Không bón quá muộn hoặc quá trễ, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cây.
  • Chú ý thời tiết, vụ mùa: Không bón phân vào lúc trời mưa vì phân dễ bị rửa trôi, bón phân trong tiết trời nắng nóng sẽ gây ra hiện tượng cháy lá. Rau trồng đúng mùa, trái mùa nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau, bạn nên bổ sung phân với liều lượng khác nhau.
  • Bón phân đúng liều lượng, không bón quá nhiều hoặc quá ít.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây giúp bạn hiểu được kỹ thuật bón lót, tác dụng và các phương pháp bón lót. Bạn đọc có thể tham khảo thêm kỹ thuật bón thúc để áp dụn g vào canh tác nông nghiệp. Chúc bạn mùa màng bội thu!