Bón thúc, bón lót là 2 phương pháp bón phân cho cây trồng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển, sinh trưởng cây đồng thời cải thiện độ tơi xốp cho đất. Ở trong bài viết này, Trạm Xanh sẽ cùng bạn tìm hiểu về bón thúc, thời điểm và cách bón như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Bón thúc là quá trình bạn sử dụng phân để bón cho cây, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển. Hình thức bón phân này nhằm mục đích đảm bảo cây trồng có thể phát triển thuận lợi nhất, nâng cao chất lượng, năng suất cây trồng.
Bón thúc
Bón thúc cần phải thực hiện ở trong khoảng thời gian nhất định để từ đó giúp cây trồng tiếp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất. Không phải bón phân trong suốt quá trình trồng trọt. Nếu bạn chị bón lót cho cây mà bỏ qua kỹ thuật bón thúc sẽ khiến cây trồng thiếu chất, kém phát triển, dễ nhiễm bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cây.
Cây có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng nếu bạn bón thúc đúng thời điểm. Sau đây là 3 thời điểm bón phân hợp lý nhất:
Đây chính là thời điểm để cây bước vào giai đoạn phát triển về lá, phân cành. Khi bón thúc sẽ giúp cây bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đa - trung - vi lượng, lớn nhanh hơn và khỏe mạnh hơn. Trong giai đoạn này nên bón các loại phân NPK, phân đạm, phân kali, phân lân.
>>> Đọc thêm: Phân NPK
Bón phân cho cây trong giai đoạn chuẩn bị ra mầm, ra nụ
Thời điểm này cây cần dinh dưỡng để phục vụ quá trình ra mầm, ra nụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cây khỏe mạnh, ra hoa đều, đồng loạt. Bạn nên bón phân vào trước ngày ra hoa khoảng 1 tháng. Đặc biệt, đối với những cây trồng để lấy hạt, ăn quả cần cây ra hoa nhiều để tăng tỷ lệ đậu quả cao.
Cây cũng cần nhiều dinh dưỡng để có thể nuôi quả, lúc này bạn sẽ tiến hành bón phân. Ví dụ su hào, mướp, dưa chuột, cà chua… thì nên bón phân trung bình khoảng 45 ngày từ khi trồng cây. Còn các cây ăn quả như cam, quýt, bưởi… thì bón trong khoảng 30 ngày đến 45 ngày từ khi đậu quả. Trong giai đoạn này bạn nên bón phân có hàm lượng đạm, kali cao.
Tùy thuộc vào địa hình canh tác, đất trồng, cây trồng mà bạn có thể lựa chọn các bón thúc phù hợp. Hiện nay, có 3 cách bón thúc cho cây phổ biến nhất đó là bón vãi, bón theo hàng (đào rãnh) và bón theo hốc.
Bón thúc theo hàng
Đối với cây rau, cây ăn quả thì kỹ thuật bón thúc sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo kỹ thuật bón dành cho cây rau, cây ăn qua sau đây:
Bón cho cây rau (cây ăn lá, cà tím, dưa chuột…):
- Bón lần 1: Khi cây trồng được khoảng 10 ngày hoặc khi cây bắt đầu ra 2 đến 3 cặp lá. Lúc này sẽ giúp cây phát triển mạnh, tăng sức đề kháng chống chịu với thời tiết, sâu bệnh.
- Bón lần 2: Khi cây ra hoa, tức là sau khoảng 25 ngày kể từ khi trồng (tùy theo loại rau cụ thể).
- Bón lần 3: Cây đang nuôi quả, khoảng 45 ngày khi trồng.
Bón cho cây ăn quả (cây thân gỗ ăn quả):
- Lần 1: Sau khi thu hoạch quả cây rất yếu, bạn cần cung cấp chất dinh dưỡng để cây hồi lại sức.
- Lần 2: Trước khi cây ra hoa để thúc cây ra nhiều hoa hơn.
- Lần 3: Khi cây đã đậu quả, lúc này cây có thêm dinh dưỡng để đi nuôi quả.
Bón cho cây công nghiệp lâu năm (tiêu, cà phê, ca cao..):
- Mỗi năm bón thúc 2 đến 3 lần.
- Bón vào đầu mùa mưa, cuối mùa mưa hoặc bón đầu - giữa - cuối mùa mưa.
Trong quá trình trồng trọt không thể thiếu công đoạn bón thúc cho cây trồng để giúp hấp thụ tốt chất dinh dưỡng trà an trĩ , đem lại năng suất hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn nắm được thời điểm, các cách bón thúc cho từng loại cây khác nhau. Nếu bạn có bí quyết bón phân nào thì đừng quên chia sẻ dưới phần bình luận của bài viết để mọi người được biết nhé!