Cây hồng thường xuyên bị những bệnh do nấm, vi khuẩn hay côn trùng gây nên vì vậy trong quá trình trồng các bạn cần hết sức chú ý trong các khâu chăm sóc và phòng bệnh. Hôm nay hãy cùng Trạm Xanh đi tìm hiểu các bệnh thường gặp ở hoa hồng.
Nhưng vết có hình thù biến dạng, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Bệnh phát triển mạnh mẽ ở điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, các đốm đen như các bào tử biết di chuyển sẽ lây lan từ cây này sang cây khác. Các tết bào nấm sẽ ủ bệnh rất lâu và sẽ chỉ đợi điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh. Để tránh bệnh thì vườn hồng phải thông thoáng, không ngập úng, cắt tỉa và thu dọn những tàn dư của nấm bệnh.
Bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Xuất hiện bào tử trắng như phấn bám lên lá, chồi non, nụ hoa. Xin đừng trông nó đẹp mà lầm, không phải tuyết hay sương bám trên cây đậu, là nấm bệnh đấy. Nếu để lâu, nấm bám dày sẽ ngăn cản quang hợp của lá. Lá cây sẽ rụng hàng loạt và cây chết dần. Những vi khuẩn nấm này sẽ chết nếu nhiệt độ lên cao trên 27 độ C và sẽ chết trong vòng 24h. Cần cắt hủy những cành bị bệnh kịp thời, tránh ánh nắng trực tiếp, bổ sung thêm loại phân hữu cơ nhiều kali.
Lá sẽ vàng đều, ủ rũ, cây thiếu sức sống và sau đó rụng hết, đây không chính xác là bệnh mà là dấu hiệu khi cây thiếu đi những thứ cơ bản như nước, ánh sáng và dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây bị tình trạng như này chỉ cần di chuyển chậu cây đến vị trí hợp lý hơn, xem xét tình trạng của cây để chẩn đoán là do thiếu hay thừa nước, giảm thiểu lượng phân bổ sung cho cây lại.
Ban đầu chỗ bị bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen. Về sau những cục u này có đường kính vào khoảng 0,5 – 1,5mm; vỡ tung ra sẽ giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt. Khi cây hồng đã bị bệnh gỉ sắt nặng thì trên 1 lá sẽ có rất nhiều những vết gỉ sắt, lá héo úa và rụng dần, cây nhìn sơ xác thiếu sức sống, ít ra hoa, hoa nhỏ, gây mất thẩm mỹ cho vườn hồng. Khi cành bị phồng lên là lúc bệnh của cây đã quá nặng. Bệnh này thường xuất hiện ở mùa xuân hay đầu tháng 8-12. Để phòng tránh cần dọn vườn sao cho sạch sẽ, không cho nấm bệnh có chỗ trú ngụ, xử lý bằng vôi, cắt bỏ những cành đã già, yếu có dấu hiệu bệnh.
Bệnh thán thư xuất hiện trên lá cây hoa hồng
Trên lá sẽ xuất hiện những vết li ti, có viền màu nâu và bên trong nhạt hơn trông như những con mắt trên phiến lá. Vết thương có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào trên bề mặt lá, gây đục thủng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Bệnh thán thư do tác nhân có tên là Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm. Nấm có thể lây từ cây bị bệnh qua các cây khác do tiếp xúc giữa các lá. Nước cũng có thể làm trôi bào tử từ vết bệnh và gió giúp phát tán bào tử từ nơi này sang nơi khác. Để phòng trừ loại bệnh này thì cần chuẩn bị môi trường thông thoáng, sạch cỏ dại, độ ẩm khu trồng không được cao , dùng có loại thuốc sinh học để phòng bệnh.
Khi bắt đầu phát hiện những vệt sáng trên lá có thể nhìn rõ cả gân lá thì có thể khẳng định cây đã bị nhiễm virus CMV. Khi bệnh chuyển biến mạnh hơn sẽ làm lá nhăn nheo, xoắn lại, nguyên nhân chính là do rầy Aphids. Bên cạnh việc vệ sinh xung quanh khu trồng hồng thì cũng phải kết hợp với các dòng chế phẩm sinh học để phun phòng bệnh, nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì cần cắt bỏ những cành đã xóa nhăn nheo, bôi thuốc liền sẹo và phải dùng những dòng thuốc đặc trị liều lượng cao.
Đọc thêm về bệnh xoăn lá hoa hồng : nguyên nhân và cách điều trị
Cây hoa hồng thường mắc bệnh sương mai
Lúc câu xuất hiện những vết loang màu tím, lâu ngày các vết chạy dần xuống thân và gốc là dấu hiệu cây hồng của bạn đã bị căn bệnh này. Bệnh này chủ yếu tấn công vào lá cây, làm lá và cành yếu dần và rụng rời, thiếu sức sống không thể quang hợp và chết. Nguyên nhân ở đây là do nấm Peronospora sparsa, một loại nấm phát triển mạnh trong thời tiết lạnh và ẩm ướt gây ra. Biện pháp phải cắt bỏ những cành bệnh, cách ly cây bị bệnh và phun thuốc phòng bệnh cho cả vườn, Sử dụng Chế phẩm VBIO - ĐẶc trị nấm để phun cho cây bệnh theo liệu trình 7 ngày/lần.
Bệnh chủ yếu hại cành non. Vết bệnh lúc đầu là các đốm màu đen, giữa có bột trắng, xung quanh viền đỏ, đốm bệnh lồi lên và nứt ra. Bệnh lan dần xuống phía dưới thành đốm lớn, trên đó có nhiều đốm đen, đó là các ổ nấm.Nguyên nhân do nấm Coniothyrium spp., thuộc lớp nấm nang Ascomycetes gây nên. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-300C, bệnh lan truyền xâm nhập vào cành cây qua vết xây xát.
Khi cành nổi những cục u sần sùi bao phủ cả cành cây hoặc có thể 1 bên của cành sẽ làm cây không thể chung chuyển dinh dưỡng làm dễ gãy và khô chết. Nguyên nhân do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 21°C – 26°C. Các giống hoa hồng Rosa multifloraa, R. manetti, Bayse No3 rất mẫn cảm với bệnh này. Cần vệ sinh nơi trồng cây, Cắt bỏ những cành sần sùi, xấu xí có dấu hiệu dị dạng song song đó cần sử dụng những dòng chế phẩm sinh học để phòng bệnh.
2. Kết thúc
- Nói chung là các bệnh thường gặp ở hoa hồng do nấm bệnh thì biện pháp chung vẫn là cần vệ sinh vườn hồng thường xuyên, cắt bỏ những cành già, yếu, không khí thông thoáng, cách ly những cây bị bệnh và sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Đặc trị nấm để phòng bệnh cho cả vườn hồng.
Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn đã hiểu được phần nào các bệnh thường gặp ở hoa hồng để có thể nhận biết và phòng trừ cho hợp lý. Trạm Xanh chuyên cung cấp các vật tư trồng hồng, các loại thuốc sinh học phòng và trị bệnh hiệu quả cho hồng. Trân trọng