Nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi về cho Trạm Xanh thường là theo nội dung là ''Tại sao cả năm trước tôi trồng hồng không bị làm sao, cây lên rất khỏe và hoa nở rất đều nhưng 2,3 tháng nay cây liên tục bị xoăn lá?'' Thông qua bài viết này Trạm Xanh sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu tại sao lại có bệnh xoăn lá ở hoa hồng và cách khắc phục bệnh như nào nhé.
Bệnh xoăn lá ở cây hoa hồng do đâu?
- Nguyễn nhân hoa hồng bị xoăn lá là do rầy Aphids - chúng là thành phần trung gian dẫn tới bệnh xoăn lá ở hoa hồng ( Cucumber Mosaic Virus – CMV ). Chúng ký sinh trên cây và ẩn nấp ở các kẽ lá, lách lá và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Chúng có khả năng sinh sôi rất là kinh khủng, đẻ trứng với một tốc độ không ngờ tới. Một năm loại giấy này có thể sinh sôi vài chục cho đến vài trăm thế hệ. Khi rầy trưởng thành và phát triển, ấu trùng của chúng gây hại đến các bộ phận của cây hoa hồng như: lá, chồi và nụ hoa. Chúng hút nhựa của cây và dẫn đến tình trạng cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng bên cạnh đó cũng kèm theo những nguyên nhân như là:
+ Cây hồng bị mất nước, thiếu nước trầm trọng.
+ Thiếu chất dinh dưỡng nhưng trong một số trường hợp khi bón quá nhiều cây thừa dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến bệnh xoăn lá ở hoa hồng.
+ Do các yếu tố khách quan như thiếu nhiệt độ, ánh sáng, khí hậu không thích hợp khiến cây dễ bị bệnh CMV.
- Tác hại của bệnh xoăn lá sẽ làm cây ít ra hoa, hoa kém, cây không đạt chất lượng, các mầm non cũng bị xoăn lại.
Cây hoa hồng bị xoăn lá
- Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi hoa hồng xuất hiện những điều bất thường ở lá, những đốm li ti phát triển nhanh dần, những vết đốm màu đậm nhạt xen kẽ nhau, hình dạng khác thường.
- Có thể nhìn rõ gân lá, đến đây hoàn toàn xác định được cây hoa hồng của bạn đã bị nhiễm bệnh CMV.
- Lá có những vệt màu xanh đậm hoặc trắng, phân bố rất bất thường. Khi bệnh đã nặng, lá chuyển sang màu xanh đậm và bắt đầu xoăn lại.
- Tác hại của những dấu hiệu này:
+ Cây phát triển yếu ớt nếu bệnh nặng có thể chết cây.
+ Khi bệnh trở nặng lá chuyển màu xanh đậm, xoăn lại gây mất mỹ quan cho cây hồng.
+ Hoa, lá sẽ rụng dần.
+ Lây lan rất nhanh ra các cây xung quanh.
Các phòng trị bệnh xoăn lá ở cây hoa hồng bằng chế phẩm sinh học VBIO
- Vào mùa xuân thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên các bạn cần chú ý đến một số phương pháp để phòng bệnh tránh cho cây hồng bị nấm bệnh xâm chiếm
+ Đào rãnh cho cây có nguồn thoát nước vào thời điểm mùa mưa lũ.
+ Luôn đảm bảo cây sạch sẽ, cắt tỉa các cành yếu và xấu.
+ Môi trường xung quanh cần thoáng mát, độ ẩm vừa phải.
+ Khi bầu đất cây sẽ tưới nước cho cây nhưng lượng nước cần vừa đủ tránh tình trạng ngập úng rễ nếu không cần chuẩn bị chậu trồng hoa hồng có lỗ thoát nước.
+ Sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Đặc trị nấm, trừ sâu xua đuổi côn trùng sử dụng phun định kỳ cho cây theo liệu trình 20-30 ngày/lần để phòng bệnh. Đây là dòng sản phẩm vi sinh hữu cơ có thành phần chính là gừng, tỏi, ớt và các vi sinh vật có lợi nên vô cùng an toàn cho cây và người không có tác dụng phụ. ( Chú ý là khi sử dụng những dòng vi sinh hữu cơ thì tuyệt đối không được sử dụng những dòng thuốc hóa học không sẽ chết hết vi sinh vật có lợi ).
- Khi cây đã bị bệnh thì cần nhận biết và khắc phục ngay lập tức tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu và lây lan sang các cây khác
+ Vẫn có thể sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Đặc trị nấm, trừ sâu và xua đuổi côn trùng nhưng sẽ tăng liều lượng lên thành 7 ngày/lần.
+ Cắt bỏ những cành đã bị bệnh.
+ Cách ly cây bệnh hoặc có thể đặt cuối chiều gió để không lây lan sang cả vườn.
+ Đảm bảo môi trường trồng phải thuận lợi để cây phát triển khỏe nhất.
+ Nếu như cây đã có nặng thì nên chọn những dòng thuốc đặc trị nhưng nên đảm bảo sản phẩm không ảnh hưởng đến người và cây trồng.
Nhiều người thắc mắc vào mùa mưa tại sao cây hồng của em mắc bệnh mãi không khỏi thì qua bài viết trên các bạn cũng đã hiểu được một phần nào đó nguyên nhận. Trạm Xanh hy vọng các bạn sẽ luôn trồng được những cây hồng thật đẹp. Trân trọng!
=>Đọc thêm: Hoa hồng bị trĩ : cách phòng bệnh