×
Tìm kiếm sản phẩm

Bệnh đốm lá hoa hồng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh đốm lá hoa hồng được gây ra bởi một loại nấm gây bệnh làm ảnh hưởng đến hoa hồng. Nếu không xử lý nhanh, hoa hồng sẽ bị vàng lá và bị rụng gây tác động xấu đến cây hoa hồng. Để khắc phục tình trạng này, Trạm Xanh sẽ trình bày nguyên nhân và giải pháp để giúp các bạn có thêm phương pháp xử lý đúng đắn và kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh đốm lá hoa hồng

Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm lá hoa hồng

Bệnh đốm lá hoa hồng

- So với các bệnh khác thì bệnh đốm lá hoa hồng dễ nhận biết hơn vì nó thể hiện ngay trên lá các dấu hiệu sau:

- Trên lá hoa hồng có những đốm đen, to nhỏ đa dạng kích thước.

- Phần ngọn của lá sẽ xuất hiện màu vàng hoặc màu nâu đen.

- Đốm đen không chỉ xuất hiện trên lá hoa hồng mà còn xuất hiện trên thân cây.

Những dấu hiệu trên đều là những dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường, khi chăm sóc hoa hồng bạn cần để ý xem lá và thân cây có những dấu hiệu trên hay không để kịp thời xử lý bệnh hoặc tách ra khỏi các cây khác để tránh tình trạng nặng thêm.

Nguyên nhân bệnh đốm lá hoa hồng

Nấm Diplocarpon Rosae là nguyên nhân chủ yếu gây ra loại bệnh này, nó có tốc độ phát triển nhanh đặc biệt là vào mùa mưa, mới đầu sẽ xuất hiện đốm đen trên cây, nhưng nếu bạn không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ làm bệnh của cây phát triển nặng thêm và dẫn đến cây bị rụng lá và chết dần. Vì thế khi phát hiện, cần phải xử lý ngay bằng nhiều biện pháp khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá

Nấm Diplocarpon Rosae là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá hoa hồng

Cách trị bệnh đốm lá hoa hồng

Cách trị bệnh đốm lá trên hoa hồng có lẽ là phần quan trọng nhất của bài viết này. Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của bệnh đốm đen trên lá, bạn đã xác định rõ chính xác hoa hồng nhà bạn bị bệnh đốm lá thì hãy đọc ngay phần chữa trị bệnh đốm lá bên dưới ngay nhé.

Sử dụng chế phẩm VBIO

VBIO là loại chế phẩm dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng tăng cường khả năng phòng bệnh. Đẩy lùi bệnh đốm lá trên cây hoa.

Công dụng chính:

-Phân giải nhanh phế thải nông nghiệp, góp phần xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất.

- Cải tạo đất, giải độc và tăng độ phì nhiêu cho đất.

- Giúp cây mới trồng nhanh bén rễ, bộ rễ ăn sâu, phát triển mạnh.

- Giúp cây ra hoa nhiều và nở đồng loạt, tỷ lệ thụ phấn và đậu quả cao.

- Tăng cường sức đề kháng với các loại sâu bệnh: nấm, rệp, rày, thán thư, phấn trắng…

- Chống chịu tốt với môi trường: sương muối, giá rét, mưa axit…

- Phục hồi vườn cây lâu năm. Đặc biệt đẩy lùi bệnh vàng lá, đốm lá, thối rễ, ở cây hoa

Sử dụng chế phẩm vi sinh là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay, biện pháp nhanh dễ dàng triển khai và có thể hồi phục sức khỏe của cây sau khi bị bệnh vàng lá.

Chế phẩm sinh học VBIO

Sử dụng bộ đôi chế phẩm sinh học VBIO - Phòng trừ, ngăn ngừa hiệu quả bệnh đốm lá hoa hồng

Tránh lây lan

Nên đặt chậu hoa xa nhau khi có bệnh, để tránh tình trạng lây lan từ cây này sang cây khác hoặc có thể cắt bỏ nếu trồng tại vườn, tránh tình trạng lây lan sẽ khó kiểm soát

Tưới nước thường xuyên

Nước giúp cây quang hợp và phát triển tốt hơn, nếu không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bị héo và không đủ nước cho các quá trình sinh lý, dẫn đến cây sẽ bị vàng lá và héo úa.

Chăm sóc cây

Thường xuyên chăm sóc cây như cắt tỉa lá xum xuê, quan sát thường xuyên tình trạng của cây hoa hồng để có thể xử lý kịp thời

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh đốm lá hoa hồng, hi vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn, việc chăm sóc hoa hồng cần sự tỉ mỉ để cây phát triển tốt nhất. Hãy quan sát sự phát triển của cây thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh về hoa hồng

Đọc thêm: Hoa hồng bị cháy lá

Đọc thêm: Cách xử lý khi hoa hồng bị đen thân