×
Tìm kiếm sản phẩm

Cách xử lý khi hoa hồng bị đen thân

Hoa hồng nở rực rỡ, bông hoa to đẹp, mùi hương ngào ngạt nhẹ nhàng là điều ai cũng mong muốn khi trồng hồng nhưng 70% mọi người trồng hồng đều bị cản trở không thể đạt tới những điều đó bởi những mầm bệnh, côn trùng gây hại cho hồng và bệnh đen thân cũng nằm trong số đó. Hôm nay hãy cùng Trạm Xanh đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hoa hồng bị đen thân.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hoa hồng bị đen thân

- Nguyên nhân chính gây nên các bệnh trên hồng là do vi khuẩn và nấm bệnh (nhưng 80% là do nấm bệnh) . Khi thời tiết chuyển sang mùa mưa là điều kiện để nấm bệnh sinh sôi mạnh và cũng kèm theo những nguyên nhân khách quan nữa như là:

+ Vết cắt cành: Gần như phần lớn những người chơi hồng đều xem nhẹ thao tác cơ bản trong việc cắt cành, tỉa cành, cắt những cành bệnh. Khi thực hiện những thao tác như thế thường xuyên dùng những dụng cụ đã dùng lâu, cùn, hoen rỉ làm tổn thương đến vết cắt mà không sử dụng những chế phẩm chuyên dụng để làm liền vết cắt làm cho nấm bệnh rất dễ xâm nhiễm tại các vị trí này.

Cắt cành dân đến bệnh thân đen ở hoa hồng

Cắt tỉa cành không đúng cách dẫn đến bệnh thân đen ở cây hoa hồng

+ Do vết thương hở trên thân cây: Trong quá trình chăm sóc hoa hồng, thao tác của người chăm sóc làm xây xát và vô tình có những vết thương xuất hiện trên thân. Vào mùa mưa, khi nấm bệnh phát triển mạnh nhất sẽ len lỏi theo các vết thương này đi vào thân làm đen thân khô cành.

+ Tổn thương rễ vào mùa mưa: Vào mùa mưa, nước nhiều gây nên tình trạng úng rễ, rễ bị tổn thương yếu ớt, mất khả năng phòng nấm gây hại, nấm bệnh xâm nhập qua đường rễ cây thân hoa hồng và làm ngăn chặn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, khoáng chất - đây cũng là nguyên nhân làm cho hoa hồng bị đen thân khô cành.

- Biểu hiện hoa hồng bị đen thân sẽ có 2 cách nhận biết cơ bản sau:

+ Phần đầu và những vết cắt cành trong quá trình chăm sóc hoa hồng, những vết thương này đã tổn thương nặng nề và nấm bệnh sinh nôi gây nên héo úa, ngả vàng đỏ và dần chuyển thành màu đen xám xịt.

+ Phần thân cành: Nơi có những vết thương, làm lộ các lớp biểu bì bên trong. Vào mùa mưa thường thì các vi khuẩn, nấm bệnh theo vết thương này đi vào trong làm xuất hiện mảng lớn màu nâu, tím cho đến đen. Hàng ngày đoạn màu đen này sẽ phát triển, dần dần theo thời gian làm khô cành.

2. Cách phòng bệnh hoa hồng bị đen thân

Phòng bệnh thân đen ở cây hoa hồng

Các cách phòng bệnh thân đen ở cây hoa hồng

- Đề phòng bệnh cho hoa hồng các bạn có thể sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Xua đuổi côn trùng, đặc trị nấm trừ sâu của Trạm Xanh. Trước khi sử dụng sản phẩm nên:

+Vệ sinh vườn hồng, loại bỏ hết các lá vàng, bệnh…

+Vệ sinh dụng cụ cắt tỉa bằng cồn hoặc đun với nước sôi sau đó cắt xuống dưới đoạn thân đen khoảng từ 2 - 3 cm.

+Kiểm tra hệ thống thoát nước, khai thông nơi bị ngập nước.

+Hồng trồng chậu chú ý kê lên, không để đáy chậu hồng đọng nước.

- Pha một lắp chế phẩm với 2L nước vào bình và phun từ ngọn đến gốc, phun nhiều vào đất để diệt ấu trùng và nấm hại gây bệnh cho cây. Nên phun và sáng sớm hoặc chiều mát, không phun vào trưa hoặc lúc đã lên cao sẽ gây nên tình trạng cháy lá.

- Sử dụng ngay chế phẩm sau những đợt mưa dài ngày để diệt trừ nấm sinh sôi mạnh hơn.

3. Cách khắc phục hoa hồng bị đen thân

Khắc phục bệnh thân đen ở hoa hồng bằng chế phẩm VBIO

Cách khắc phục bệnh đen thân ở hoa hồng

- Nếu cây hoa hồng nhà bạn có những tình trạng như trên thì cần phải khắc phục ngay nếu không muốn vứt cả cây hồng đi, cần đánh giá tổng quan và thực hiện theo các bước sau.

- Bước 1: Dùng kéo cắt cành, tỉa sạch các cành bị đen và khô. Phần cành bị đen và khô không được vứt xuống gốc hoặc chậu cây. Phải dùng túi nilon, bỏ vào và buộc chặt miệng bỏ vào thùng rác để tránh lây nhiễm nấm bệnh lên các cành đang còn khỏe khác. Phần cắt, nên xuống dưới đoạn đen thân khoảng ít nhất là 03 cm để đảm bảo loại hoàn toàn phần bị đen và nấm bệnh. Chú ý kéo cắt cành cần thật sắc, sạch sẽ, và bôi keo liền sẹo để chống nhiễm khuẩn vết cắt. Sau khai cắt sạch, sử dụng sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Xua đuổi côn trùng, đặc trị nấm trừ sâu phun theo liệu trình 1 tuần/lần để đảm bảo cây sạch nấm bệnh trong quá trình phục hồi.

- Bước 2: Sau khi thực hiện bước 1 khoảng 1 tuần thì các bạn nên đánh giá lại tình trạng của cây, nếu cây đã ổn định, có dấu hiệu phục hồi thì bón thêm phân hữu cơ kết hợp sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Dinh dưỡng cây trồng để bổ sung dinh dưỡng, kích thích bộ rễ khỏe mạnh theo liệu trình 10 ngày/lần.

Đọc thêm: Cách khắc phục hoa hồng bị xoăn lá 

Đọc thêm: Bệnh phấn trắng hoa hồng 

Trên đây là những chia sẻ của Trạm Xanh về tình trạng hoa hồng bị đen thân. Bài viết dựa trên những kiến thức thực tiễn và feedback của người dùng về sản phẩm, mong các bạn sẽ hiểu hơn về cách chăm sóc hoa hồng để luôn có vườn hồng đẹp. Trân trọng!