Bệnh phấn trắng hoa hồng là loại bệnh phổ biến trên cây hồng, khi thời tiết có độ ẩm cao trên 80%, mưa phùn, không khí ẩm ướt là điều kiện để mầm bệnh sinh sôi, lây lan mạnh trên các cây hồng. Hãy cùng Trạm Xanh đi nghiên cứu nguyên nhân và cách trị dứt điểm mầm bệnh này nhé.
Nguyên nhận gây ra bệnh nấm trắng là gì?
- Bệnh phấn trắng hoa hồng do nấm Sphaerotheca paranosa gây nên. Điều kiện lý tưởng để cây phát triển bệnh ở độ ẩm 80%, nhiệt độ 20 độ C. Khi mùa mưa phùn, độ ẩm lên cao trên 80%, không khí ẩm ướt sẽ giúp cho mầm bệnh sinh sôi phát triển nhanh và mạnh hơn. Các mầm bệnh chúng sẽ tạo các vòi hút chọc sâu vào trong tế bào diệp lục để hút chất dinh dưỡng của cây hoa hồng ....
+ Thông thường trước khi cây bị bệnh sẽ bắt đầu bị co lá lại, nhìn thiếu sức sống, ít ra hoa và nụ hơn, kiểu như bị trĩ nhưng lại xuất hiện nhiều lớp phấn trắng.
+ Chồi, lá và hoa sẽ khô rất nhanh.
+ Bệnh phấn trắng hoa hồng này thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí dẫn đến tình trạng chết cây. Đặc điểm gây hại của bệnh phấn trắng hoa hồng:
+ Bệnh xuất hiện một lớp bột trắng xám, bám lên toàn bộ chòi nón, lá non, hoa và cành, tấn công vào lớp biểu bì làm cho cây không thể quang hợp và nếu tình trạng kéo dài, nặng thêm thì sẽ dẫn đến chết cây.
+ Không những cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng mà các loại cây trồng như táo, dưa hấu, bầu bí, dưa chuột,... cũng thường xuyên thấy loại nấm này phát triển gây bệnh trên lá và từ đó các tế bào từ nấm có thể theo gió để lây lan qua các cây khác cũng như vườn hoa hồng.
- Thường xuyên cắt tỉa những hoa, cành, lá bị khô để không có môi trường cho mầm bệnh sinh sôi. Cắt tỉa cây định kỳ sẽ giúp cây hồng khỏe mạnh, sức sống vượt trội. Chú ý hơn là nên quét dọn những cành khô, cành bệnh đã cắt tỉa, có thể vứt luôn hoặc thu gom lại và đốt để tránh những mầm bệnh lây lan và đảm bảo môi trường cho cây thông thoáng, sạch nấm bệnh.
Cắt tỉa hoa, cành khô để phòng bệnh nấm trắng ở hoa hồng
- Theo dõi thời tiết để cho cây đón những ánh nắng ấm áp vì bệnh phấn trắng rất kỵ nắng và sẽ tự chết nếu nhiệt độ trên 27 độ C và hơn thế nữa ánh nắng cũng sẽ giúp cây khỏe mạnh, phát triển chồi non, ra hoa rực rỡ.
- Nên sắp xếp cây trong vườn hợp lý, không quá rậm rạp tránh tình trạng cây khỏe mạnh bị lây bệnh từ cây khác.
- Sử dụng Chế phẩm đa năng VBIO - Xua đuổi côn trùng để hỗ trợ khả năng phòng bệnh cho cây. Với dòng sản phẩm này phun 4 tuần/lần sẽ trực tiếp phòng bệnh cho cây, tạo hệ miễn dịch tốt, phòng ngừa sâu bọ, tránh xa nấm và bệnh của cây.
- Cắt tỉa toàn bộ những chồi, nụ, cành, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh đem đi vứt bỏ. Với một số trường hợp nhẹ ta có thể để lại chữa bệnh và tiếp tục thưởng thức lứa hoa đó luôn. Tuy nhiên khi đã nặng hoặc bị trên diện rộng thì theo kinh nghiệm của Trạm Xanh cho thấy hãy cắt tỉa toàn bộ luôn cho mau ra hoa đợt mới, vừa tạo điều kiện chữa bệnh rất nhanh vừa đỡ mất thời gian.
- Trộn nước rửa bát với một chút rượu trắng phun đều từ chồi, nụ, hoa, cành, lá, gốc của cây vào khoảng chiều mát và rửa sạch vào sáng mai. Nếu cây bị tình trạng nhẹ thì phun 1 lần/tuần nếu cây đã bị quá nắng thì phun 2 lần/tuần.
Phòng chống và trị bệnh nấm trắng bằng chế phẩm sinh học VBIO - Đa năng đặc trị nấm, xua đuổi côn trùng
- Ngoài ra, cũng có rất nhiều sản phẩm tốt trên thị trường trị được bệnh phấn trắng hoa hồng nhưng khuyên các bạn nên sử dụng những dòng vi sinh hữu cơ vì nó sẽ rất an toàn , không có tác dụng phụ cho cây, không gây hại đến con người, có khả năng bồi hoàn dinh dưỡng cho đất ví dụ như dòng Chế phẩm đa năng VBIO - Xua đuổi côn trùng.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách bị bệnh phấn trắng trên hoa hồng, các bạn có thể tham khảo và làm theo các cách của Trạm Xanh đưa ra. Chúc các bạn thành công phồng và trị bệnh phấn trắng cho cây để luôn có vườn hồng đẹp. Trân trọng!