Hạt giống bí đao xanh
Đặc tính giống: Kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài (55-70 cm), ruột xanh. Trọng lượng trung bình từ 1,6 – 2,1 kg.
Thời vụ trồng: Quanh năm, chính vụ Thu Đông – Đông Xuân.
Thời gian thu hoạch: 65 – 75 ngày sau trồng.
Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 85-90, cây cách cây 50 × 50 cm.
Lượng giống cần thiết: Trồng bò: 10 g/360 m² – Trồng giàn: 20 g/360 m²
Tiêu chuẩn cơ sở: 17-2019-VA
Ẩm độ (Hum): ≤ 10 %
Độ sạch (Pur): ≥ 98 %
Tỉ lệ nảy mầm (Germ): ≥ 85 %
Xuất xứ: Việt Nam
Cách ươm trồng chăm sóc hạt giống bí sặt
– Đất trồng: Nên lựa chọn đất thịt, chủ động trong tưới tiêu. Nếu trồng trên sân thượng hay ban công, bạn có thể dùng đất tribat.
Tuy nhiên khi trồng với diện tích lớn, bạn nên tiến hành lên luống sẽ thích hợp cho việc tưới tiêu. Mặt luống rộng 3,5-4 m, trồng 2 hàng: hàng cách hàng 2,5-3,0 m, cây cách cây 0,4 -0,45 m. Với luống đơn, mặt luống rộng khoảng 2,5 m, trồng 1 hàng giữa luống, cây cách cây 0,4 m. Lượng giống cần thiết cho 1 sào bắc bộ (360 m2) khoảng 40 – 45 gam.
Ngâm ủ hạt giống bí sặt
– Xử lý hạt: Bằng cách ngâm hạt trong nước lạnh từ 4 – 6 giờ, sau đó đãi sạch. Để hạt vào miếng vải mềm và ủ vào rơm hoặc đặt nơi thoáng mát. Hàng ngày phun nước 1 – 2 lần giúp hạt nhanh nảy mầm.
– Gieo hạt trực tiếp: Có thể gieo hạt trực tiếp lên đất đã chuẩn bị. Sau đó phủ một lớp trấu mục hoặc mùn mục, tưới đều 5 – 7 ngày cho hạt mọc đều.
– Làm bầu: Làm bầu trước khi đưa cây ra ngoài đất trồng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Dùng túi nilong hoặc khay trồng, bỏ đất và gieo hạt. Đất để ươm hạt thường là đất tribat, trộn đều phân bón kali, phân lân với nhau. Sau khi cây có 2 – 3 lá sẽ chuyển ra đất trồng.
– Tưới nước hàng ngày tạo độ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm cũng như cây phát triển tốt. Thời kì ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước,cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường.
Thời vụ trồng và chăm sóc:
– Vụ xuân hè: gieo tháng 1 đến tháng 3. Vụ Thu đông gieo tháng 6-7. Vụ đông gieo tháng 9-10.
– Lượng phân bón cho 1 sào bắc bộ (360 m2): 300-500kg phân chuồng (bón lót toàn bộ trước khi trồng), bón thúc 10-12kg đạm ure, 25-30 kg NPK 5-10-3, 6-8kg Kali chia làm các giai đoạn sau:
– Bón thúc lần 1, khi cây có 2 – 3 lá thật.
– Bón thúc lần 2, bắt đầu ngả ngọn bò hoặc leo giàn.
– Thúc lần 3, đậu quả rộ.
Phân bón dùng để bón cho bí sặt thường là NPK và phân hữu cơ. Mỗi lần bón phân nên kết hợp vun nhẹ gốc cho cây.
– Làm giàn: Khi cây có dây nên tiến hành làm giàn cho cây phát triển và cho quả nhiều hơn. Khi dây leo dàn nên để dây leo tự nhiên, không nên vặn dây hay tạo thế leo cho cây. Mỗi cây để 1 – 2 nhánh chính. Đặt cho cuống quả nằm đúng vào chỗ giao nhau của 2 cây dóc để khi quả lớn không xô dây, tụt giàn.
Phòng trừ sâu bệnh
Bí sặt thường bị các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, rệp, sâu xanh tấn công. Hay các bệnh như héo xanh, thối đốt cây, phấn trắng… Thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của bảo vệ thực vật.
Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Thường gặp các loại sâu hại: sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bọ phấn trắng,… dùng Actara, Regent. Các bệnh như bệnh phấn trắng, sương mai, héo xanh, chết ẻo cây con dùng Ridomil, Topsin…
Thu hoạch
Sau 65 – 75 ngày kể từ khi gieo trồng là bí sặt có thể thu hoạch được rồi. Bí non có thể thu ở giai đoạn 25-35 ngày tuổi (sau khi đậu). Khi bí già có thể bảo quản trong 1-2 tháng mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng.