Trong các bài viết trước Trạm Xanh đã hướng dẫn mọi người cách trồng cây nho, trồng cây khế trên sân thượng rất đơn giản. Và trong bài viết này Trạm Xanh sẽ bật mí một loại cây vừa trồng làm cảnh vừa trồng để ăn quả mà nhiều nông dân phố quan tâm đó chính là cây lựu. Chỉ cần mọi người nắm chắc 2 cách trồng cây lựu trên sân thượng dưới đây sẽ sớm sở hữu cho mình một cây lựu xanh tốt, quả sai trĩu.
Cây lựu (tên khoa học Puni-cagranatum L) có 3 loại chính đó là lựu đỏ (hoa và quả có màu đỏ hồng), lựu trắng (hoa trắng, quả vàng), lựu bông (hoa nhiều nhưng không đậu quả). Bạn có thể trồng lựu để lấy quả ăn, làm cảnh, điểm tô không gian sân thượng thêm phần xanh mát.
Trồng lựu sân thượng
Quả lựu to tròn, nhiều hạt bên trong mang ý nghĩa tài lộc, may mắn, con đàn cháu đống… Điều này khiến nhiều nông dân phố lựa chọn trồng cây lựu trên sân thượng, nhất là những cặp vợ chồng trẻ.
Trồng lựu trên sân thượng vào chậu hoặc thùng xốp, đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ dinh dưỡng, chăm sóc thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thời vụ trồng lựu: Cây lựu là cây thuộc nhóm cây nhiệt đới nên có sức sinh trưởng khỏe, bạn có thể trồng bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời vụ thích hợp nhất để trồng là đầu mùa mưa, cuối mùa thu.
- Chọn chậu trồng: Có thể trồng lựu trong thùng xốp, chậu nhựa hoặc chậu xi măng. Tuy nhiên, đường kính chậu phải >60cm, chiều sâu >45cm để đảm bảo không gian cho bộ rễ của cây phát triển. Chú ý, chậu phải có lỗ thoát nước ở dưới đáy.
- Đất: Trồng cây lựu trên sân thượng cần chọn đất thịt phối trộn cùng phân hữu cơ hoai mục, đất phù sa, đất vi sinh giàu dinh dưỡng… Hoặc đối với những nông dân phố đã quen với việc trồng cây trên sân thượng thì có thể tiến hành làm đất trồng bằng việc trộn đất cùng với các giá thể để tạo ra đất trồng cây lựu tốt nhất.
- Giống: Hiện nay có 2 cách trồng lựu trên sân thượng là trồng bằng hạt giống và trồng bằng cách chiết cành. Nếu bạn chọn trồng bằng hạt giống thì lựa chọn các cửa hàng hạt giống lựu uy tín như Trạm Xanh, Trạm Xanh Ứng Hòa… Còn bạn trồng cây lưu bằng cách chiết cành thì lựa chọn các cành khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Trồng lựu bằng hạt giống và trồng lựu bằng phương pháp chiết cành
Mỗi cách trồng lựu sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Nếu bạn có kinh nghiệm trong bộ môn ghép - chiết cành thì nên chọn phương pháp ghép cành. Ngược lại, bạn không có kinh nghiệm, bạn không có thời gian thì nên chọn phương pháp trồng lựu bằng gieo hạt.
Trồng cây lựu trên sân thượng bằng hạt giống sẽ tiến hành theo các bước dưới đây:
Với cách trồng cây lựu trên sân thượng bằng hạt giống thì bạn có thể trồng trực tiếp trong chậu hoặc có thể trồng trong bầu ươm, sau khi cây cao khoảng 50cm thì chuyển vào chậu.
Đây là cách trồng cây lựu trên sân thượng được nhiều người áp dụng, bạn có thể tiến hành theo các bước:
Khi cây lựu bắt đầu phát triển mạnh thì bạn có thể tiến hành tạo dáng cho cây.
- Cây lựu là cây nhiệt đới nên ưa sáng, ưa nước, bạn chú ý đặt cây vào vị trí thích hợp trên sân thượng và tưới tiêu thường xuyên.
Chăm sóc cây lựu con
- Cắt tỉa cành, tạo dáng cho cây lựu định kỳ. Loại bỏ những cành yếu, cành dày hoặc các cành sâu bệnh tấn công. Đối với nhiều nông dân phố, việc cắt tỉa cành cây thành những hình dáng phù hợp còn là đam mê, niềm vui sau những giờ làm việc mệt mỏi.
- Bón phân: Trồng lựu trên sân thượng trong chậu, thùng xốp thì bạn nên bón phân sau khi trồng 1 tháng, bón định kỳ 2 tháng/1 lần. Bón phân NPK hoặc các loại phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây lựu.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây lựu dễ bị rệp sáp, côn trùng có vảy, vi khuẩn nấm gây hại. Bạn nên lên biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học VBIO - Đa năng đặc trị nấm, xua đuổi côn trùng phun tưới đều cho cây lựu.
- Thu hoạch quả: Sau khoảng 2 năm trồng cây lựu trên sân thượng thì cây bắt đầu ra quả. Khi quả chín chuyển sang màu đỏ hồng, quả to thì có thể thu hái và thưởng thức.
>>> Xem thêm:
Hy vọng với 2 cách trồng cây lựu trên sân thượng bằng hạt và bằng phương pháp chiết cành trên đây của Trạm Xanh sẽ hữu ích đối với mọi người. Chúc mọi người trồng lựu sân thượng thành công, cho quả sai trĩu.