Hiện nay, trên thị trường vật tư nông nghiệp có rất nhiều loại giá thể phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Đối với cây cảnh thì đa số mọi người thường dùng đá để làm giá thể. Vậy, giá thể trồng cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay là gì? Hãy cùng tramxanhviet.vn khám phá qua bài viết ngay sau đây nhé!
Đá nham thạch đỏ được hình thành từ sự phun trào dung nham núi lửa, chúng có màu đỏ và được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là dùng làm giá thể trồng cây cảnh trong ngành nông nghiệp. Quan sát thật kỹ thì ở trên những viên đác có nhiều lỗ li ti và có độ xốp so với các loại đá khác. Còn đá nham thạch trắng cũng có nguồn gốc giống như đá nham thạch đỏ, tuy nhiên có màu trắng. Kích thước các viên đá lớn, nhỏ khác nhau.
Đá nham thạch đỏ và trắng
Lớp phủ ở trên bề mặt đá nham thạch có công dụng giúp giữ được độ ẩm ở trong đất che phủ bên dưới. Chính vì điều này mà nhiều người lựa chọn đá nham thạch làm giá thể để trồng cây cảnh như sen đá, xương rồng. Ngoài ra, loại đá này còn chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở trong chậu.
Mẹo: Bạn có thể phối trộn đá nham thạch với đất vi sinh để tạo ra hỗn hợp đất trồng có khả năng thoát nước tốt để trồng cho các loại cây bonsai, cây mọng nước.
Đây là một loại đá khoáng tự nhiên và được nhiều người ứng dụng trong trồng cây. Loại đá này mang lại nhiều công dụng như:
Đá trân châu perlite được hình thành sau khi được nung. Đây là loại giá thể thuộc nhóm vô cơ (trơ cứng), độ pH trung tính, ổn định về mặt sinh học. Đặc điểm nổi bật của đá perlite đó chính là khả năng ngậm nước, cung cấp chất dinh dưỡng, tạo độ ẩm tốt cho bộ rễ của cây cảnh phát triển.
Dùng đá trân châu perlite trồng cây sen đá
Đá perlite phù hợp với các loại cây cảnh trồng trong chậu, cây hoa hồng, cây sen đá.... Ngoài rạ, loại đá này có được dùng trong ươm mầm, trồng rau nữa đấy!
Giá thể trồng cây cảnh đá bọt pumice có các đặc điểm:
Giá thể đá bọt pumice được dùng để trồng các cây cảnh như sen đá, xương rồng, cây cảnh bonsai, cây hoa trinh nữ bonsai hoặc sử dụng rộng rãi trong hệ thống thủy canh.
Ngoài đá, đá pumice còn dùng để bón lót trong các chậu trồng cây nhằm tạo độ thoáng cho rễ. Bạn cũng có thể trộn với đất hoặc các giá thể khác để giúp tăng khả năng sục khí, tơi xốp, độ thoáng, giữ chất dinh dưỡng. Hoặc rải một lớp đá lên mặt chậu nhằm giảm nhiệt cho cây trong những mùa nắng nóng đồng thời ngăn chặn côn trùng đến gần gốc cây, rễ cây.
Đá khoáng vermiculite
Đá khoáng vermiculite có nguồn gốc từ đá, chứa các khoáng chất magie, sắt, nhôm. Sau khi được nung ở một nhiệt độ nhất định thì làm trương nở thể tích, vì vậy mà loại đá này không có mùi, khả năng hấp thụ nước tốt. Màu sắc của những viên đá vermiculite có màu vàng nâu hoặc nâu đen.
Với đặc điểm nổi bật là khả năng thấm hút nước cao, hấp thụ nước, các chất dinh dưỡng gấp 3 đến 4 lần khối lượng của chúng nên phù hợp để làm giá thể trồng cây cảnh ưa ẩm. Chính vì điều này mà đá vermiculite không được dùng cho các cây ưa môi trường thoáng khí như cây phong lan. Nếu bạn muốn dùng thì cần phối trộn với các loại giá thể khác với một tỷ lệ phù hợp.
Ngoài 5 loại giá thể trên đây thì bạn có thể tham khảo một số loại khác như:
Như vậy, với bài viết trên đây hi vọng bạn có thể lựa chọn được giá thể trồng cây cảnh phù hợp nhất. Bạn đừng quên cây cảnh cần độ thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt để cây có thể phát triển xanh tươi, nên cần ưu tiên lựa chọn các loại giá thể đảm bảo 3 tiêu chí này nhé!