×
Tìm kiếm sản phẩm

Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào, bà con nông dân có biết không?

Thuốc bảo vệ thực vật (viết tắt là thuốc BVTV) là các hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ tổng hợp hóa học. Dùng trong sản xuất nông nghiệp nhằm phòng chống, tiêu diệt các đối tượng gây hại đối với cây trồng. Bà con nông dân chắc hẳn không còn xa lạ với thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng biết được thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào, phân nhóm như thế nào?

Đối với mỗi loại cây trồng như cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa sẽ có những loại sâu bệnh phát triển khác nhau. Chính vì vậy, mỗi loại cây trồng sẽ phù hợp với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, thuốc BVTV còn được phân nhóm theo mục đích sử dụng, thành phần sản xuất….

Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào?

Phân loại theo mục đích sử dụng

Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng sẽ được phân thành 4 nhóm chính.

1. Nhóm thuốc BVTV trừ sâu, nhện, các loại côn trùng gây hại.

Nhóm những chất trừ sâu có chứa clo như DDT, Clodan.

Nhóm những chất trừ sâu chứa phốt pho như Diazinon, Monitor…

Nhóm những hợp chất sinh học như Pyrethroid…

Nhóm những hợp chất cacbamat: Bassa, Mipcin, Sevin…

2. Nhóm thuốc BVTV trừ cỏ dại, phòng ngừa rụng lá, kích thích cây trồng sinh trưởng.

Những dẫn xuất của cacbamat.

Hợp chất axit propyoníc.

Hợp chất chứa Phenol.

Triazin.

3. Nhóm những chất trừ bệnh, trừ nấm, trừ vi sinh vật gây hại.

Những hợp chất có chứa thủy ngân.

Chứa đồng.

Chứa lưu huỳnh.

Ngoài ra còn có một số loại khác.

4. Nhóm những chất diệt chuột, các loại động vật gặm nhấm phá hoại nông sản.

Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào - phân theo nguồn gốc, thành phần hóa học

Nếu phân thuốc BVTV dựa theo nguồn gốc và thành phần hóa học thì sẽ được phân thành các loại sau đây:

  • Thuốc có nguồn gốc vô cơ.
  • Thuốc có nguồn gốc hữu cơ.
  • Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc tự nhiên…

Phân loại dựa theo cách xâm nhập của thuốc BVTV vào trong cơ thể dịch hại

Thuốc trừ sâu sinh học dành cho cây lúa

Phun thuốc BVTV cho cây lúa

- Thuốc dạng tiếp xúc: Bà con nông dân sẽ kiểm soát sâu bệnh gây hại bằng cách phun thuốc lên sâu bệnh hoặc lên trên bề mặt lá, quả cần bảo vệ. Để đủ thấm vào lớp vỏ cơ thể của sâu hại. Thuốc bảo vệ thực vật dạng tiếp xúc sẽ gây độc qua da và qua lớp vỏ cơ thể của sâu bệnh.

- Thuốc dạng xông hơi: Một số loại sâu bệnh ở cây lúa, bột mì hay ngũ cốc thì bà con cần phải sử dụng thuốc xông hơi. Thuốc sẽ được đưa vào khu vực cần xử lý sâu bệnh ở các dạng khác nhau như khí, lỏng hoặc rắn. Sau đó, thuốc sẽ lan ra khắp các không gian có sâu hại và gây độc ở đường hô hấp.

- Thuốc vị độc: Sử dụng ở dạng phun, bột rắc hoặc qua các cách bẫy mồi độc. Thường dùng để diệt các loại động vật phá hoại hoa màu như chuột… Loại thuốc này sẽ gây độc qua đường miệng, đường tiêu hóa.

- Thuốc có tác dụng nội hấp: Một số côn trùng như rệp, ve.. chúng sẽ hút nhựa bằng miệng. Chúng sẽ cắn trực tiếp lên thân cây, lá, quả.. Bà con nông dân có thể tiêu diệt những loại sâu bệnh này bằng cách gây độc vào nhựa cây - nguồn thức ăn của chúng, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể chúng một cách dễ dàng.

Phân loại theo các dạng thuốc bảo vệ thực vật

Dựa vào các phân loại này thì thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào? Đó là:

  • Thuốc BVTV dạng bột (D), bột thấm nước (WP, BHN, BTN), bột hòa tan trong nước (SP).
  • Thuốc dạng sữa (EC, ND).
  • Dạng hạt (G, H).
  • Dạng bã (B).
  • Dạng dung dịch (DD, SL), dung dịch huyền phù (SC).
  • Dạng thuốc phun lượng cực nhỏ (ULV).

Phân loại thuốc BVTV theo độ bền vững

Các hóa chất bảo vệ thực vật sẽ có độ bền vững không giống nhau. Nhiều chất sẽ lưu lại trong các môi trường đất, môi trường nước, không khí hoặc ở ngay trong nông sản, thực phẩm. Vì vậy, những chất này có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Dựa theo độ bền vững, thuốc bảo vệ thực vật sẽ được phân thành các loại dưới đây:

- Nhóm thuốc BVTV không bền vững: Thường sẽ có độ bền vững trong khoảng 1 đến 12 tuần.. Bao gồm những hợp chất như cacbamat, phốt pho hữu cơ.

- Nhóm thuốc BVTV có tính bền vững ở mức trung bình: Độ bền nằm trong khoảng 1 đến 18 tháng. Ví dụ như thuốc diệt cỏ 2,4D (chứa clo).

- Nhóm thuốc BVTV bền vững: Có độ bền trong khoảng 2 đến 5 năm. Một số loại thuốc trừ sâu ở nhóm bền vững này đã bị cấm sử dụng ở nước ta như DDT…

- Nhóm thuốc BVTV rất bền vững: Đây là nhóm chứa những hợp chất kim loại nặng không bị phân hủy theo thời gian. Nhóm thuốc này cũng bị cấm sử dụng tại Việt Nam.

Nguyên tắc phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới

Chuyên gia độc học đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất độc lên cơ thể của động vật trên cạn (ở đây là chuột nhà). Và cuối cùng đã kết luận có 5 nhóm độc qua tác động đường miệng và da. Cụ thể:

Phân loại nhóm thuốc BVTV

Phân loại nhóm thuốc BVTV độc theo Tổ chức Y tế Thế giới (LD50 mg/kg chuột nhà)

LD50 chính là ký hiệu để chỉ độ độc cấp tính của thuốc bảo vệ thực vật qua miệng hoặc qua da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì cho thấy rằng hoá chất đó càng độc. Bà con nông dân có thể phân thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào dựa vào độ độc tính theo dấu hiệu nhận biết ở màu trên bao bì như:

  • Vạch màu đỏ là nhóm Ia, Ib rất độc và độc.
  • Vạch màu vàng thuộc nhóm II, độc trung bình.
  • Vạch màu xanh dương thuộc nhóm độc III, loại ít độc.
  • Vạch màu xanh lá cây thuộc nhóm độc IV, độc rất nhẹ.

Tạm kết

Hi vọng qua bài viết trên đây của Trạm Xanh bà con nông dân đã biết thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào? Để từ đó có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp với giống cây trồng, nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, thuốc bảo vệ thực vật chứa nhiều hóa chất độc hại, dùng trong thời gian lâu dài sẽ gây ra nhiều tác hại đối với môi trường, sức khỏe con người. Vì vậy, bà con có thể chuyển dần sang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm vi sinh an toàn.