×
Tìm kiếm sản phẩm

Phân vi sinh là gì? Phân loại, thành phần và cách sử dụng phân bón vi sinh vật

Phân vi sinh có vai trò quan trọng trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại phân này, cùng Trạm Xanh tìm hiểu tổng quan về phân vi sinh vật trong bài viết này nhé!

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay còn được gọi là phân bón hữu cơ sinh học. Được sản xuất trong nước hoặc phân bón nhập khẩu dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, phân bón này rất an toàn và không ảnh hưởng xấu đến con người, động vật hay môi trường sinh thái xung quanh.

Một số loại phân vi sinh vật

Phân vi sinh vật hòa tan lân

Phân bón vi sinh hòa tan lân là phân bón giúp hòa tan các hợp chất photpho vô cơ. Các sinh vật có trong loại phân bón này bao gồm Bacillus megaterium, B. circulans,... Vậy tác dụng của chúng trong phân vi sinh là gì? Các vi sinh vật này có chức năng tiết ra axit hữu cơ. Yếu tố lân, photpho được chúng phân giải và chuyển thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thu. Ngoài ra, các thành phần trong phân vi sinh hòa tan góp phần giúp cây tạo ra màng tế bào axit nucleic. Điều này giúp rễ phát triển mạnh và thúc đẩy chu trình chuyển hóa quả chín trên cây.

Phân bón vi sinh vật cố định đạm

Phân bón vi sinh cố định đạm là phân có chứa các vi sinh vật cố định Nitơ. Nó bao gồm các sinh vật như Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhizobium, Actinomyces,...Như chúng ta đã biết, Nitơ chiếm tới 78,16% không khí, ta có thể lợi dụng nguồn phân bón có chứa Nitơ đã được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, phân bón vi sinh cố định đạm được chia ra làm 3 loại chính như sau:

  • Vi khuẩn nốt sần.
  • Vi khuẩn cố định đạm sống tự do.
  • Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.

Phân vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng

Phân bón vi sinh kích thích sự sinh trưởng của cây

Phân bón kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Phân vi sinh kích thích cây sinh trưởng bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn, nhóm Azotobacter, Gibberella fujikuroi và các loại nấm có trong môi trường. Những loại này tiết ra các chất Auxin, Gibberellin giúp kích ứng khả năng phát triển bộ rễ của cây. Nó cũng có thể chi phối điều hòa chu trình trao đổi chất trong đất. Đặc biệt, loại phân bón này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Phân vi sinh ức chế mầm bệnh

Phân vi sinh ức chứa mầm bệnh có chứa các vi sinh vật tạo ra thể kháng sinh. Nó bao gồm các hợp chất có thể kìm hãm và ngăn ngừa các loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Đồng thời, nó tạo ra các enzym và chất kháng sinh giúp cho cây có một sức đề kháng tốt, chống được các sâu bệnh.

Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ

Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ với xenlulozo là thành phần chính. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt. Các vi sinh vật giúp điều tiết và phân giải mùn, hợp chất hữu cơ. Điều này hỗ trợ cây trồng dễ dàng hấp thu xenlulozơ màu mỡ trong đất và nhanh chóng tăng trưởng khỏe mạnh.

Phân vi sinh phân giải silicat

Phân bón vi sinh phân giải silicat bao gồm các sinh vật như vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas,... Nó có tác dụng giải phóng các ion Kali, silic vào môi trường. Đồng thời, nó còn giúp hoa tan các khoáng vật có chứa silicat trong đá hoặc đất,...

=>> Đọc thêm: Phân hữu cơ vi sinh 

Thành phần phân vi sinh vật

Trong phân vi sinh có chứa những chế phẩm của các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,... Đặc biệt, trong đó còn chứa các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,... Các vi sinh vật này có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ và thúc đẩy cây trồng tăng trưởng. Ngoài ra, nó còn giúp tạo ra hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng bằng cách vận động. Đồng thời, nó giảm thiểu lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất.

Cách sử dụng phân vi sinh vật

Bón phân cho cây trồng

Hướng dẫn bón phân cho cây trồng

Đa phần, phân bón vi sinh được chế biến dưới dạng hạt hoặc bột. Khi dùng chúng ta có thể trộn chung phân bón cùng hạt giống để gieo. Với biện pháp phối hợp này, chúng ta cần làm hạt giống ướt sơ. Tiến hành nhào đều trong phân theo tỷ lệ 1:100 (1kg phân vi sinh: 100kg hạt giống). Sau đó canh thời gian ủ hạt trong vòng 10 – 20 phút mới đem đi gieo để đạt hiệu quả nảy mầm cao nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phân vi sinh, hy vọng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của bà con, nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ với Trạm Xanh để được tư vấn và giải quyết.