Trong bài viết trước bạn đã cùng Trạm Xanh tìm hiểu về phân NPK, phân l ân, phân kali, bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bạn phân đạm. Cũng giống như các loại phân khác, phân bón đạm là phân bón vô cơ được sử dụng nhiều nhất để đảm bảo quá trình phát triển của cây, cây ra nhiều rễ, đẻ nhánh khỏe. Vậy, phân đạm có công dụng gì đối với cây trồng, cách sử dụng, có các loại nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Phân đạm
Phân đạm là một trong những phân bón vô cơ được bà con nông dân sử dụng nhiều nhất trong quá trình canh tác. Phân cung cấp đạm (Nitơ) cho cây, là nguyên tố thiết yếu tạo nên sự sống ở cây trồng.
Phân đạm có nhiều loại, phổ biến là:
Phân đạm ure: Đạm ure (đạm urê) có khoảng 44% đến 48%N nguyên chất, loại phân được sử dụng nhiều và có tỷ lệ đạm cao nhất. Bạn có thể sử dụng đạm ure loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, khả năng dễ tan trong nước cao, hút ẩm mạnh (điểm trừ) hoặc loại viên, có kích thước như trứng cá, chống ẩm tốt. Công thức đạm ure là CO(NH4)2.
Phân bón đạm sunfat (hay còn được gọi là phân SA): Hàm lượng N nguyên chất có trong loại phân này chiếm khoảng 20% đến 21%. Phân ở dạng tinh thể mịn, màu xám xanh hoặc màu trắng ngày, mùi giống nước tiểu, dễ tan trong nước và không bị vón cục.
Phân Amôn Nitrat (NH4NO3): Phân chứa 33% đến 35% hàm lượng đạm nguyên chất. Nhiều người thắc mắc phân đạm có màu gì thì loại phân này có màu vàng xám, tinh thể muối kết tinh. Phân dễ tan, dễ chảy trong nước, dễ bị vón cục, khó bảo quản hơn so với các loại phân trên.
Phân Amoni Clorua (NH4CL): Chứa 24% đến 25% hàm lượng N nguyên chất. Phân ở dạng tinh thể mịn, có màu trắng hoặc vàng ngà. Phân dễ hòa tan trong nước, ít hút ẩm, khi dùng nên kết hợp cùng các loại phân bón khác.
Các loại phân N (đạm) phổ biến
Ngoài 4 loại phân bón đạm phổ biến trên, còn có các loại phân khác như phân Xianamit canxi, phốt phát đạm…
- Thứ nhất, đạm đẩy mạnh quá trình sinh trưởng của cây trồng. Từ đó giúp cây ra nhiều cành, nhánh, lá của cây to, đẩy mạnh quá trình hô hấp. Đồng thời, việc chuyển hóa cũng như tổng hợp các chất dinh dưỡng đạt tỷ lệ cao.
- Thứ hai, cây xanh thiếu đạm sẽ không đủ khả năng quang hợp. Bởi vì, đạm là thành phần của diệp lục, là một trong các sắc tố giúp hấp thụ ánh sáng chuyển hóa thành năng lượng hóa học.
- Thứ ba, đạm là nguyên tố có trong prôtit, peptit, axiamin. vitamin… ở cây trồng.
- Thức tư, phân đạm có công dụng cải thiện chất lượng protein của các loại hạt ngũ cốc (lúa, lúa mì…), giúp lá cây có màu xanh đậm. Vì vậy, trong quá trình trồng rau ăn lá người ta thường bón loại phân này.
- Thứ năm, đạm giúp kích thích cây ra chồi non, cành lá, nâng cao năng suất cây trồng.
Phân đạm thuộc nhóm phân vô cơ, vì vậy mà bà con cần sử dụng đúng cách để tránh trường hợp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cây trồng và chi phí sản xuất. Trường hợp cây thiếu đạm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng khiến cây trồng trở nên còi cọc. Đồng thời quá trình sinh hóa, sinh lý cây bị cản trở, lá vàng, lá non có màu xanh nhạt.
Còn đối với việc bón quá nhiều đạm cho cây sẽ khiến cây sinh trưởng quá mức cho phép, hoa không thể đậu thành quả. Đặc biệt, đạm nhiều sẽ khiến nông sản không đảm bảo chất lượng, an toàn đối với người tiêu dùng. Vậy, sử dụng phân đạm như thế nào cho hợp lý.
Cách bón phân đạm
Kỹ thuật bón phân đạm cho cây trồng:
Phân bón đạm đem lại nhiều công dụng cho cây trồng, tuy nhiên bạn phải sử dụng đúng liều lượng. Hoặc bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân vô cơ trong tương lai để tránh tình trạng khiến đất bạc màu, ảnh hưởng nguồn nước, không sinh, hệ sinh vật, sức khỏe con người.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm các loại phân đạm phổ biến hiện nay, cách sử dụng cũng như lựa chọn loại phân phù hợp với cây trồng. Đừng quên truy cập vào website tramxanhviet.vn để đón đọc thê m các bài viết liên quan đến phân bón nhé!