×
Tìm kiếm sản phẩm

Phân bón hữu cơ sinh học là gì? Có các loại phân bón hữu cơ thông dụng nào hiện nay?

Các loại phân bón hữu cơ sinh học trên thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng các nhu cầu dụng của bà con nông dân. Không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng đa - trung - vi lượng, axit amin, vitamin cho cây trồng mà phân hữu cơ còn cải tạo đất, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường xung quanh. Trong bài viết ngày hôm nay, bạn hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu về phân hữu cơ cũng như ưu nhược điểm các loại phân hữu cơ thông dụng hiện nay nhé!

Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn gốc từ những chất thải của gia súc, gia cầm (bò, lợn, gà, dê…), các tàn dư thực vật phân chuồng, than bùn hoặc những phụ phẩm trong nông nghiệp, các chất hữu cơ thải ra từ nhà bếp, sinh hoạt hàng ngày…

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là gì?

Cũng giống như phân bón hóa học (vô cơ), phân hữu cơ sinh học chứa các chất dinh dưỡng đa - trung - vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ. Được bà con nông dân sử dụng trong sản xuất trồng trọt. Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu màu mỡ cho đất bằng cách bổ sung các loại vi sinh vật, chất hữu cơ, chất mùn. Từ đó giúp cây trồng hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, hỗ trợ cây phát triển tốt, tăng năng suất cho nông sản. Ngoài ra, phân hữu cơ an toàn đối với môi trường đất, không khí, cây trồng và người sử dụng.

Đặc điểm của phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân hữu cơ nói chung và các loại phân bón hữu cơ nói riêng có các đặc điểm cơ bản bao gồm:

  • Phân bón hữu cơ có chứa các hàm lượng hữu cơ dồi dào tốt cho cây và đất trồng.
  • Phân có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tuy nhiên hàm lượng lại thấp.
  • Các thành phần dinh dưỡng ở trong phân cần có thời gian để phân hủy thành các dạng hợp chất dễ tiêu cho cây trồng sử dụng.
  • Phân cung cấp đầy đủ chất cho cây nhưng bạn phải dùng với số lượng lớn.
  • Phân hữu cơ có mùi so với phân hóa học. Nếu bạn dùng phân chưa xử lý thì sẽ gây ra ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
  • Tuy tác dụng chậm nhưng lại mang hiệu quả bền vững.

Có các loại phân bón hữu cơ sinh học nào?

Dựa theo nguồn gốc, phân hữu cơ sẽ được chia thành 2 nhóm chính, đó là:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống: Bao gồm phân chuồng, phân rác, phân xanh, than bùn.
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp: Bao gồm phân sinh học, vi sinh, phân khoáng.

Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân bón hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ phân gia súc, gia cầm, phân xanh, phân được ủ từ rác thải hữu cơ, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp…. Được ủ bằng những kỹ thuật ủ truyền thống.

Phân xanh

Phân xanh là gì?

Phân xanh

- Đây là phân có nguồn gốc từ các lá cây tươi, thân cây được sản xuất bằng phương pháp ủ, vùi ở trong đất để bón cho cây.

- Ưu điểm: Loại phân này có ưu điểm giúp cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế hiện tượng xói mòn.

- Nhược điểm: Hiệu quả chậm, dùng chủ yếu để bón lót. Có thể gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ…

Phân rác

- Đây là một trong các loại phân bón hữu cơ sinh học truyền thống có nguồn gốc từ rơm rạ, lá cây, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày… Và được ủ bằng phương pháp truyền thống.

- Ưu điểm: Tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, chống hạn cho cây trồng.

- Nhược điểm: Phải đầu tư thời gian cũng như công sức để ủ phân. Phân dễ mắc phải các mầm bệnh gây hại nếu bạn không biết cách ủ.

Phân chuồng

- Đây là loại phân có nguồn từ phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm, phân bắc…

- Ưu điểm: Đặc điểm của phân bón hữu cơ loại này là chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây. Tạo điều kiện để rễ cây phát triển tốt.

- Nhược điểm: Công đoạn sản xuất, xử lý phân rất quan trọng, bạn phải dùng với số lượng lớn mới đem lại hiệu quả cao.

Than bùn

- Loại phân bón này phải trải qua chế biến thì mới dùng được cho cây. Bạn không thể dùng để bón trực tiếp được.

- Ưu điểm: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và đất trồng.

- Nhược điểm: Quá trình sản xuất phức tạp, tốn công sức.

Phân bón hữu cơ sinh học công nghiệp

Nhóm phân bón này được chế biến từ những chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, qua các quy trình công nghiệp để chế biến. Khối lượng lớn rất nhiều lần so với phân bón truyền thống. Nhờ vào sự áp dụng của tiến bộ khoa học, phân hữu cơ công nghiệp mang đến chất lượng cao.

Phân bón hữu cơ sinh học vi sinh

Phân gà hữu cơ Trạm Xanh

Phân bón gà hữu cơ vi sinh Nông Điền 32

- Thành phần của phân bón chứa một hoặc nhiều các loại vi sinh vật hữu ích. Ví dụ như vi sinh vật có chức năng phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm….

- Ưu điểm: Hỗ trợ giúp hệ sinh vật ở trong đất phát triển, phân giải các chất cây khó hấp thụ, hạn chế các loại nấm bệnh gây hại.

- Nhược điểm: Mỗi loại phân sẽ hợp với các nhóm cây trồng khác nhau..

Phân hữu cơ sinh học

- Các loại phân bón hữu cơ sinh học có thành phần các chất hữu cơ trên 22%. Phân được chế biến từ những nguyên liệu hữu cơ được pha trộn, xử lý bằng phương pháp lên men với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi.

- Ưu điểm: Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây, dùng cho mọi giai đoạn cây trồng. Đồng thời bổ sung thêm các chất kháng sinh giúp cây có khả năng chống chịu với thời tiết, sâu bệnh.

- Nhược điểm: Giá thành tương đối cao.

Phân hữu cơ khoáng

- Nếu bạn đang thắc mắc phân bón hữu cơ là gì, phân hữu cơ khoáng là gì? Thì câu trả lời đây là phân bón phối trộn thêm những nguyên tố khoáng vô cơ như N-P-K.

- Ưu điểm: Chứa hàm lượng các dưỡng chất khoáng cao.

- Nhược điểm: Sử dụng trong thời gian dài sẽ không tốt cho đất, các sinh vật trong đất.

Lời kết

Qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được khái niệm, đặc điểm, các loại phân bón hữu cơ thông dụng hiện nay. Từ đó, bạn có thể lựa chọn loại phân phù hợp với cây trồng của gia đình mình.