Cũng giống như phân bón hữu cơ, phân bón hóa học (vô cơ) được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình trồng trọt. Phân bón chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ cây trồng phát triển nhanh, nâng cao năng suất nông sản. Vậy, phân bón hóa học là gì? Tác động như thế nào đến cây trồng và môi trường xung quanh. Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Việt Nam là một nước nông nghiệp cho nên nhu cầu sử dụng phân bón của bà con nông dân rất cao. Bên cạnh việc sử dụng phân vi sinh, phân chuồng, phân xanh… thì phân hóa học vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học hay còn được gọi là phân bón vô cơ, đây là loại phân bón có nguồn gốc từ những khoáng chất tự nhiên hoặc từ các hóa chất. Chúng được sản xuất theo một quy trình công nghiệp. Phân bón này chứa những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng như N, P, K, Zn, Cu, B, Mg, Ca…
Phân bón hóa học được phân thành nhiều loại khác nhau, trong bài viết này, Trạm Xanh sẽ phân theo 4 nhóm phân hóa học, bao gồm:
Nếu như bạn đang thắc mắc phân bón hóa học là gì, phân đơn là gì? Thì câu trả lời đây chính là các loại phân mà trong thành phần có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P205 hữu hiệu, K20 hữu hiệu.
Phân đơn bao gồm 3 loại chính:
- Phân đạm: Là loại phổ biến nhất, dùng để cung cấp các nguyên tố N (Nitơ) cho cây trồng. Để giúp cây phát triển nhanh, ra nhiều củ quả.
Phân lân dùng để bón rau màu
- Phân lân: Đây là loại phân cung cấp các nguyên tố P (Photpho) cho cây dưới dạng ion photphat. Phân lân sẽ giúp cho quá trình trao đổi các chất trong cây diễn ra mạnh hơn. Nhờ vậy mà cành lá cây xum xuê, quả chắc hạt, củ to đẹp hơn.
- Phân kali: Thành phần chính của loại phân này là K (Kali). Có công dụng giúp cây hấp thụ nhiều đạm, tạo ra các chất dầu, bột, đường.. cho cây trồng. Bên cạnh đó, phân hóa học kali còn giúp cây chắc khỏe, tăng khả năng chống rét, chống hạn.
Phân phức hợp, phân hóa học là gì? Đây là phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Phân được sản xuất dựa trên việc liên kết hoặc kết hợp các thành phần với nhau. Sau các phản ứng hóa học thì cuối cùng sẽ cho ra một hợp chất có hàm lượng dưỡng chất, hợp chất ổn định nhất.
Đây là phân bón hóa học được phối trộn từ hai hoặc nhiều loại phân với nhau. Loại phân này chứa các nguyên tố N, P, K nên thường được mọi người gọi là phân NPK.
Loại phân này sẽ cung cấp các nguyên tố vi lượng như Cu, Mo, B, Zn… ở dưới dạng hợp chất cho cây trồng. Khi bón phân vi lượng cho cây trồng thì bạn nên nhớ cây chỉ cần một lượng rất nhỏ. Nếu bón quá nhiều thì cây có thể bị chết.
Phân bón hóa học là các hợp chất có cấu tạo từ các nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm bổ sung dưỡng chất, thúc đẩy quá trình phát triển cũng như giúp cây tăng năng suất, nâng cao sản lượng. Dưới đây là 3 lợi ích chính của phân hóa học.
- Tăng năng suất, sản lượng cây trồng: Đối với mỗi cây trồng sẽ có các giai đoạn phát triển khác nhau, bạn có thể dùng để bón lót, bón thúc hoặc bón bổ sung cho cây. Phân bón hóa học sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối, tăng sản lượng, tối đa hóa năng suất của nông sản.
Lợi ích của phân bón hóa học là gì?
- Kích thích cây trồng ra hoa, ra rễ: Phân bón chính là điều kiện cần có để giúp cây tổng hợp protein cũng như tăng sức đề kháng cho cây. Từ đó, cây trồng được trang bị một lớp áo giáp giúp chống chọi với thời tiết (mưa, nắng), sâu bệnh tốt hơn. Ngoài ra, phân bón còn kích thích cây ra rễ nhanh, rễ chắc khỏe, cây đẻ nhiều nhánh, nở nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao.
- Bổ sung dưỡng chất cho đất: Phân hóa học đảm bảo các chất dinh dưỡng trong đất giúp cây sinh trưởng tốt.
Nếu bà con nông dân lạm dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp sẽ vô tình gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước, sức khỏe con người. Vậy, những tác hại của phân bón hóa học là gì?
- Ảnh hưởng cây trồng:
- Ảnh hưởng đất trồng: Đất dễ bị bạc màu, chua hóa, nhiễm phèn.
- Ảnh hưởng hệ sinh thái trong đất: Chất hóa học ở trong phân bón sẽ tiêu diệt các loại vi sinh vật tốt trong đất.
- Ảnh hưởng nguồn nước: Một số bà con bón quá nhiều phân đạm dẫn đến tình trạng bị rửa trôi xuống các bờ mương, ao hồ, sông suối, mạch nước ngầm… Từ đó khiến hàm lượng nitrat ở trong nước cao và gây ra độc hại cho những sinh vật sinh sống trong nước.
- Ảnh hưởng không khí xung quanh: Quá trình chuyển hóa phân bón sẽ làm bay hơi một số khí độc hại gây ô nhiễm không khí.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Lạm dụng phân bón hóa học sẽ gây tồn dư trong đất, nước cũng như nông sản. Điều này sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, ung thư…
Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến phân bón hóa học là gì? Lợi ích và những tác động tiêu cực của phân bón hóa học đối với môi trường xung quanh. Tuy không thể phủ nhận về tầm quan trọng của phân hóa học trong trồng trọt nhưng bà con cần phải bón đúng cách, đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!