×
Tìm kiếm sản phẩm

Mùn cưa: Khái niệm, đặc điểm, ứng dụng trong các lĩnh vực

Mùn cưa (hay còn gọi là mùn gỗ) là một trong những sản phẩm có đặc điểm riêng biệt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nếu trong ngành nông nghiệp thì mùn cưa được dùng làm giá thể trồng cây, đệm lót sinh học thì trong ngành nội thất chúng được ép thành bàn, ghế… Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu về sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé!

Mùn cưa là gì?

Mùn cưa hiểu một cách đơn giản là một loại vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ những loại tre, gỗ, nứa đã được bào mỏng, nghiền vụn hoặc băm thành những hạt nhỏ. Tại các xưởng đồ mỹ nghệ, các nghệ nhân làm tượng gỗ sẽ cho ra một lượng mùn gỗ nhất định.

Mùn cưa

Mùn cưa (mùn gỗ)

Ngày xưa, người ta thường xem mùn gỗ như một loại rác thải tự nhiên bỏ đi hoặc đem về nhóm bếp. Nhờ các nghiên cứu khoa học mà giờ đây mùn cưa, mùn gỗ phát huy công dụng và trở thành loại nguyên vật liệu “đắt hàng” nhất nhì hiện nay.

Đặc điểm cơ bản

Các đặc điểm cơ bản của mùn cưa đó là:

- Mùn thường ở dạng bào thô, bột mịn, sợi nhỏ hoặc dạng viên nén.

- Kích thước rất nhỏ.

- Mùn cưa sau khi sấy khô thì sẽ không có hiện tượng ẩm mốc, có khả năng kháng được các loại mầm mống, vi sinh vật có hại.

- Mùn cưa đã qua xử lý an toàn đối với đất trồng, cây trồng.

- Khả năng sinh nhiệt tốt.

- Nếu bạn đốt lên thì sẽ có mùi rất thơm.

- Đặc biệt, tăng cường chất hữu cơ trong đất.

Ứng dụng của mùn cưa trong các lĩnh vực

Mùn cưa được chọn làm nguyên liệu chính trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Lĩnh vực năng lượng.
  • Lĩnh vực xây dựng.
  • Lĩnh vực sản xuất đồ nội thất.
  • Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp: Chăn nuôi và trồng trọt.

Trong lĩnh vực xây dựng

Sản xuất gạch

Mùn cưa được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng

Ngành xây dựng luôn tìm kiếm các loại vật liệu mới nhằm mang lại hiệu quả cũng như đảm bảo chất lượng xây dựng tốt nhất. Hiện nay, gạch siêu nhẹ có khả năng chống cháy được nhiều người ưa chuộng với nguyên liệu chính làm bằng mùn cưa. So với các loại gạch thông thường khác thì khối lượng của gạch này chỉ nhẹ khoảng 1/3.

Loại gạch này được làm bằng mùn gỗ, mạt gỗ, đất sét và các loại phụ gia nên có độ bền rất cao, khả năng chống cháy tốt.

Trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất

Mùn cưa là nguyên liệu quan trọng lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Chúng được dùng làm ván ép, hoặc ép làm ghế, bàn, tủ với giá thành rẻ hơn so với ghế, tủ làm bằng gỗ. Từ đó cho ra đời nhiều sản phẩm đẹp mắt, giá hợp lý với túi tiền của người dùng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp

Sử dụng mùn cưa làm giá thể cây trồng

Sử dụng mùn cưa làm giá thể trồng cây

Canh tác nông nghiệp (trồng trọt): Mùn gỗ chính là “thần dược” dùng để phối trộn cùng đất sạch để trồng cây. Hoặc dùng làm giá thể trồng rau mầm, trồng rau thủy canh, trồng cây cảnh….

>>> Xem thêm: Sản phẩm mùn cưa đã qua xử lý của Trạm Xanh 

Chăn nuôi: Hiện nay, có nhiều mô hình chăn nuôi (gà, vịt, lợn, bò..) sử dụng mùn cưa để lót chuồng. Chúng sẽ hỗ trợ xử lý các chất thải của gia súc, gia cầm hiệu quả, hạn chế mùi hôi thối, ô nhiễm cũng như sức khỏe của người chăn nuôi.

Sản phẩm mùn cưa

Trên thị trường có nhiều sản phẩm mùn cưa được sản xuất theo các dạng khác nhau, chủ yếu là:

  • Dạng mùn dăm bào thô: Làm từ nứa, gỗ tre được ứng dụng trong trồng các loại nấm, cây hoa lan…
  • Mùn dạng bột mịn: Được nghiền bằng máy thành dạng bột mịn. Dùng để sản xuất ván ép hoặc dùng làm giá thể trồng cây.
  • Mùn gỗ được nén thành miếng đệm: Mùn gỗ sẽ được nghiền thật nhỏ, sàng lọc và ép ở nhiệt độ áp suất cao. Cuối cùng biến thành các miếng đệm với những kích thước lớn, nhỏ. Loại mùn cưa này sẽ dùng để làm đệm lót trong các trang trại chăn nuôi.
  • Viên nén: Mùn cưa được tạo thành các viên nén với kích thước tương đương nhau. Và được dùng làm chất đốt ở trong các nhà máy năng lượng…

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu hơn về khái niệm, các dạng mùn cưa cũng như ứng dụng của vật liệu này vào trong các lĩnh vực. Đừng quên truy cập vào website tramxanhviet.vn để cập nhật thêm các bài viết liên quan đến mùn cưa nhé!