×
Tìm kiếm sản phẩm

Cây lộc vừng công trình: Đặc điểm, phân loại, kỹ thuật trồng

Trong thế giới cây, lộc vừng được xếp vào loại cây cảnh quý được trồng nhiều trong các khu biệt thự nhà vườn, khu đô thị. Bên cạnh ý nghĩa mang lại may mắn tài lộc thì lộc vừng còn tỏa bóng mát, tạo cảnh quan. Đa số các các công trình lớn nhỏ hiện nay người ta thường lựa chọn cây lộc vừng để trồng. Vậy cây lộc vừng công trình có những đặc điểm gì, có mấy loại, kỹ thuật trồng, giá cả như thế nào? Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cây lộc vừng tại đại học sư phạm Hà Nội

Cây công trình lộc vừng

  • Tên: Cây lộc vừng.
  • Tên gọi khác: Cây lộc vừng cảnh, cây lộc vừng công trình, cây lộc mưng, cây mưng.
  • Tên khoa học: Barringtonia Acutangula.
  • Thuộc chi: Lộc vừng.
  • Nguồn gốc: Các nước Đông Nam Á, Nam Á, những vùng đất ẩm ven biển Bắc Úc.

Đặc điểm cây lộc vừng công trình

Cây lộc vừng thường dùng để làm cảnh hoặc tạo bóng mát, bảo vệ công trình. So với các loại cây khác thì cây tương đối to, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Đặc điểm sinh thái

- Thân cây: Lộc vừng là cây thân gỗ lớn, cao khoảng 5m đến 8m. Thân cây lâu năm vỏ sẽ xù xì, đường kính từ 15cm đến 40cm. Cây có thể phát triển giống như cây cổ thụ với các cành nhánh tỏa ra xum xuê.

- Lá cây: Lá có hình dạng trứng thuôn dài, những đường gân nổi rõ rệt, lá tương đối to. Để ý kỹ thì quanh mép lá có răng cưa. Lá non có màu hơi nâu đục, có vị chua chát nên được mọi người dùng làm rau ăn kèm hoặc các món gỏi. Lá trưởng thành có màu xanh, khi già lá có màu vàng, vàng loang đỏ trông rất đẹp mắt.

Hoa lộc vừng

Cây lộc vừng độ ra hoa

- Hoa: Hoa nhỏ, nhiều hoa, mọc thành các chùm thẳng dài khoảng 40cm. Hoa chủ yếu có màu đỏ và màu trắng. Hương thơm thoang thoảng tạo cho chúng ta một cảm giác thật dễ chịu.

- Quả: Thường thì quả tròn, mọc đơn, dày khoảng 2cm và có 4 đường gân ở các cạnh xung quanh.

Đặc điểm sinh trưởng

Không phải người ta lựa chọn cây lộc vừng công trình cho cho các khu đô thị, trường học, công viên… Mà nhờ vào tốc độ sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện tự nhiên, tuổi thọ lâu năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm ở mức trung bình, phát triển trong môi trường đất thịt hoặc đất mùn pha cát.

Cây lộc vừng ra hoa bắt đầu từ tháng 3 cho đến hết tháng 8. Mùa đông cây thay lá, bắt đầu đâm chồi nảy lộc khi tiết trời sang xuân.

Các loại cây lộc vừng

Cây lộc vừng công trình có nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau. Chủ yếu có 2 loại chính là cây lộc vừng hoa màu trắng và cây lộc vừng hoa màu đỏ. Ngoài ra, để trang trí tạo điểm nhấn cho công trình, cảnh quan thì bạn có thể tham khảo thêm cây lộc vừng bonsai. 

- Cây lộc vừng hoa đỏ: Phổ biến tại Việt Nam. Với những chùm hoa màu đỏ rực rỡ khoe sắc sẽ tạo điểm nhấn cho công trình. 

- Cây lộc vừng có hoa màu trắng: Hoa màu trắng, có mùi rất thơm. Thường trồng làm cảnh trước sân vườn.

- Cây lộc vừng bonsai:Với những thế cây đẹp được uốn theo nhiều dáng khác nhau khiến giới chơi cây cảnh, giới công trình say đắm. Đối với loại cây này thì chiều cao từ 2m đến 3m, đường kính thân khoảng 15cm đến 30cm.

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng công trình

Trồng cây lộc vừng tạo cảnh quan

Trồng cây lộc vực

Cây lộc vừng không quá khó trồng nhưng bạn cũng phải đảm bảo đúng kỹ thuật để cây có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển. 

  • Chọn đất thịt dinh dưỡng hoặc đất mùn pha cát để trồng. 
  • Cây lộc vừng công trình là những cây to cao hơn 2m, khi trồng bạn cần đào hố có kích thước tương ứng với bầu. Có thể trộn đất với phân chuồng hữu cơ, giá thể (tro trấu, mùn cưa, xơ dừa…).
  • Cho cây vào giữa hố, sao cho cây đứng thẳng, từ từ lấp đất ở xung quanh và nén đất ở mức độ vừa phải.
  • Sử dụng cọc cố định để chống cây (vị trí 2/3 thân cây) phòng trường hợp mưa to, gió lớn.
  • Tưới nước cho cây mỗi ngày. Khi cây bắt đầu bén rễ, ra chồi mới thì có thể giảm bớt số lần tưới nước cho cây.
  • Bón phân hữu cơ định kỳ cho cây. 
  • Cắt tỉa cảnh, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.

Giá cây lộc vừng

Cây lộc vừng công trình với công dụng tạo cảnh quan, tạo bóng mát, bảo vệ công trình, điều hòa không khí… đã nhanh chóng trở thành cây xanh được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Để sở hữu một cây lộc vừng cho công trình của mình, bạn sẽ có các mức giá dao động từ 1.000.000VNĐ đến 20.000.000VNĐ (và có thể lớn hơn). Giá của cây công trình lộc vừng phụ thuộc vào:

  • Năm tuổi (tuổi cây).
  • Kích thước (chiều cao, bán kính gốc).
  • Số lượng (mua 1 cây, 2 cây, số lượng lớn).
  • Vận chuyển (địa điểm gần, địa điểm xa).

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây của Trạm Xanh đã giúp bạn có thêm những thông tin cơ bản về cây lộc vừng công trình. Từ đó giúp bạn có thể sự lựa chọn cây xanh trong các công trình vừa tạo cảnh quan, bóng mát, vừa mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong trường hợp bạn cần tư vấn thiết kế thi công cây công trình thì hãy liên hệ Hotline 0987.805.006 để được hỗ trợ kịp thời.