Hạt giống có tốt, chất lượng thì cây trồng mới phát triển mạnh, bền vững theo thời gian nên bạn cần quan tâm đến điều này. Gần như tất cả các loại hạt giống đều phải trải qua khâu ủ hạt giống thì mới có thể gieo trồng nên hôm nay Trạm Xanh sẽ hướng dẫn các bạn cách ủ hạt giống qua bài viết dưới dây.
Các loại hạt giống
- Trước khi vào bài chia sẻ cách ủ hạt giống thì chúng ta nên biết là hạt giống tốt, không sâu bệnh, giống F1 thì tỷ lệ cây sống khỏe mạnh sẽ rất cao, mang lại năng suất tốt. Nếu chúng ta không chọn lọc, bảo quản hạt giống tốt thì khi đưa vào sản xuất cây sẽ bị nấm bệnh, lây lan theo diện rộng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng. Tuy nhiên chúng ta sẽ cần phân biệt những loại hạt giống nào cần ủ:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ ủ
- Hạt giống chất lượng, không sâu bệnh không chất bảo quản được đảm bảo tại chỗ mua hạt giống uy tín nếu như là hạt giống của nhà cất từ vụ trước thì cần kiểm tra hạt không mốc, không mọt, không có dấu hiệu bất thường mới mang đi ủ.
- Nước ấm pha theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh.
- Chậu hay khay có thể đựng nước ủ hạt giống.
- Khăn giấy chống thấm nhà vệ sinh n ước hoặc mảnh vải để có thể ủ hạt giống sau khi ngâm.
Bước 2: Ngâm hạt giống
- Pha nước ấm theo tỷ lệ 2 nóng 3 lạnh để nhiệt độ nước duy trì 35-40 độ C (nhiệt độ này phải duy trì trong suốt quá trình ủ) có thể dùng nhiệt kế để đo cho chuẩn xác. Với những dòng hạt khó nảy mầm như hoa hồng có thể thêm thuốc kích mầm với liều lượng trên bao bì ghi.
Ngâm hạt giống với nước ấm
- Cho hạt vào chậu nước và chú ý từng hạt sẽ có cách ngâm ủ hạt giống riêng.
+ Hạt giống có vỏ mỏng như họ nhà cà, ớt thì ngâm 3-4 tiếng.
+ Hạt giống vỏ dày hơn chút như họ nhà dưa thì ngâm 6-8 tiếng.
+ Hạt giống khó nảy mầm như măng tây, các loại củ, hoa hồng,...cần ngâm 36-48 tiếng và thay nước hàng ngày.
+ Hạt giống vỏ rất cứng như kiểu cherry ngâm 12-24 tiếng và cần cắt phần vỏ cứng để hở phần nhân hạt rồi mới đem ủ.
Bước 3: Bắt đầu ủ hạt giống
- Vớt hạt giống- có thể dùng tay hoặc dùng muôi thủng để vớt hạt lên tránh tình trạng hạt còn thừa lại ở dưới chậu gây lãng phí.
- Trải khăn giấy, tấm vải nếu không có thì có thể lấy bông gòn thay thế, chọn chỗ bóng tối và trải nên một bề mặt phẳng rồi bắt đầu rải hạt giống lên. Duy trì nhiệt độ thích hợp là 25 độ C và luôn kiểm tra độ ẩm để hạt giống không bị khô hay úng nước quá.
- Ủ hạt giống 7-30 ngày tùy vào loại hạt thì hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm.
- Chắc đọc đến đây các bạn đã đều biết cách ủ hạt giống đúng kỹ thuật nhưng để đem lại kết quả như mong muốn thì các bạn cần lưu ý những điều sau.
+ Nếu như ngâm, ủ hạt giống quá ngắn hay quá lâu với yêu cầu của từng loại hạt thì chất lượng, độ nảy mầm của hạt sẽ bị ảnh hưởng.
+ Không để mầm của hạt mọc quá dài vì khi gieo xuống đất sẽ dẫn đến tình trạng cây bị yếu.
+ Nếu như cách ủ hạt giống của bạn chuẩn như trên nhưng vẫn không thấy mầm mọc thì vẫn có thể gieo bình thường.
- Cần làm tơi đất, xử lý nấm bệnh, côn trùng trong đất để cây có thể phát triển trong môi trường tốt nhất.
- Gieo hạt ngập xuống 2-3 lần đường kính của hạt và không nên nén đất quá chặt sẽ dễ làm cây không nảy mầm được.
- Hãy gieo mầm băng tải vị trí không quá nắng gắt mặc dù nắng mang lại dinh dưỡng cho cây nhưng khi ánh nắng trực tiếp dưới thới tiết 30-40 độ C thì cây trồng rất khó để có thể phát triển thuận lợi.
Giai đoạn hạt giống nảy mầm
- Thường xuyên tưới nước bổ sung dinh dưỡng cho cây nhưng cũng tránh tình trạng cây bị úng nước.
- Nếu như cây lớn hơn muốn di chuyển đi chỗ khác thì bạn cần bón lót đất trồng trường bằng phân bón hữu cơ. Do cây con chưa có khả năng hấp thụ nhiều nên chỉ bón bằng 1/2 nống độ trên bao bì.
- Giai đoạn này cây còn yếu sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công nên bạn hãy tinh ý phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhé!
Trạm Xanh chúc các bạn đọc bài thật nhiều sức khỏe và mong bài chia sẻ về cách ủ hạt giống của Trạm Xanh sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Trong quá trình nghiên cứu còn thắc mắc gì hay muốn mua hạt giống chuẩn thì có thể liên hệ với Trạm Xanh qua số hotline 086.277.2996. Trân trọng!