Cây đào lần đầu tiên được phát hiện tại Mông Cổ cách đây hơn 4000 năm, không chỉ được biết đến như một loại quả phổ biến mà chúng con gắn liền với nhiều chuyện dân gian, tín ngưỡng. Từ một loài thực vật mọc hoang dại trong tự nhiên trở thành một cây có giá trị, đặc biệt là dịp Tết. Trong bài viết này, cùng Trạm Xanh tìm hiểu cách chăm sóc đào ra hoa đúng tết để có giá trị kinh tế cao nhé!
Hoa đào - Biểu tượng Tết Việt
Tại Việt Nam cây đào được xem như là một biểu tượng không thể thiếu trong Tết cổ truyền của dân tộc, tại nhiều vùng quê cây đào đang góp phần giúp người nông dân thay đổi cuộc sống.
Phần lớn các giống đào ở Việt Nam nếu để ra hoa tự nhiên thì đào sẽ nở muộn hơn Tết m lịch từ 10 đến 15 ngày bởi đây là nhiệt độ phù hợp nhất cho việc hình thành và phát triển mầm hoa vì thế để hoa đào nở đúng dịp tết thì bắt buộc phải can thiệp kỹ thuật.
Thế nhưng với sự biến đổi khí hậu đã làm thay đổi nhịp sinh học của nhiều cây trồng trong đó có cây đào đào nở sớm đào nở muộn, nhiều nhà vườn thất thu hàng trăm triệu đồng. Giải pháp giúp đào ra hoa đúng tết giúp nông dân giảm thiểu 60% hiện tượng đào nở không đúng Tết.
Thực trạng hoa đào nở sớm
Đào nở sớm là hiện tượng khá phổ biến trong gần 5 năm trở lại đây . Theo các chuyên gia trồng trọt, nguyên nhân khiến đào ra hoa không đúng Tết là do quá trình phân hóa mầm hoa của cây đào tuân theo quy luật đặc biệt và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. cũng giống như các cây khác sự ra hoa của cây đào là một bước ngoặt trong cuộc sống của thực vật đó là bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản.
Sự thay đổi này thực chất là sự thay đổi tại đỉnh của lá, từ đó có thể chuyển từ phân hóa mầm lá sang phân hóa mầm hoa.
Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân hóa mầm hoa cụ thể như sau: nhiệt độ phù hợp để cây đào phân hóa mầm hoa là từ 18 đến 25 độ C, Khi nhiệt độ môi trường vượt ngưỡng thích nghi thì sẽ gây ra cảm ứng trên lá lá dẫn đến sinh trưởng hoóc môn. Khi nhiệt độ tăng cao đẩy nhanh quá trình enzim hoạt tính tác động chuyển tinh bột thành đường cũng như chuyển các hoạt chất khác thúc đẩy phân hóa mầm hoa. Ngược lại khi nhiệt độ dưới ngưỡng quá trình chuyển hóa sẽ chậm lại do đó quá trình phân hóa mầm Hoa sẽ chậm theo.
Ở giai đoạn chăm sóc cây được xem là giai đoạn tập trung chăm sóc, để giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây trở nên một cách thuận lợi, bộ lá phát triển đồng đều không sâu bệnh, vào thời điểm trung tuần tháng 7 âm lịch, sẽ bắt đầu can thiệp kỹ thuật để kích thích việc phân hóa mầm hoa.
Phân hóa mầm hoa tại đỉnh sinh trưởng của lá, Lá sẽ tiết ra một loại Hóc Môn sinh trưởng, sau khi hình thành, chúng di chuyển khắp các bộ phận của cây trồng chồng và có xu hướng di chuyển xuống vùng rễ. Lúc này áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ,, làm cho quá trình hình thành và vận chuyển Hóc Môn xuống bộ rễ lễ sẽ bị chặn.
Khi khoanh rễ như vậy thì hoocmôn sẽ không được vận chuyển vào rễ nữa mà sẽ được vận chuyển ngược lên ngọn cây, Lúc này bài lá sẽ tích tụ rất nhiều Hóc Môn ra hoa sẽ kích thích quá trình phát triển ra hoa.
Đối với cây đào Trồng lâu năm năm hoặc được chăm sóc tốt thì sẽ có nhiều Hóc Môn hơn do đó chúng sẽ có khả năng nở sớm hơn, và ngược lại những cây đào mới trồng và chăm sóc đẹp hơn, sẽ có lượng hormone thấp. Vì thế, căn cứ vào quá trình phát triển của cây và thời tiết, Người trồng cần xác định sẽ khoanh vỏ vào lúc nào, có thể là sớm hơn so với quy trình chuẩn, đó là tuần thứ hai hoặc tuần thứ 3 của tháng 7 âm lịch.
Hoa đào khoe sắc rực rỡ
Ở giai đoạn thứ ba, khi các mầm hoa được hình thành, các mầm hoa này có nở thành hoa vào đúng dịp Tết hay không, người trồng cần tiếp tục can thiệp kỹ thuật, đó là biện pháp vặt lá.
Văt lá là biện pháp chúng ta loại bỏ những lá trên cây để cho các chất dinh dưỡng tập trung vào các bộ hoa, và nụ sẽ nhanh chóng trở thành hoa.
Sau khi tính toán các nhà khoa học đưa ra thời điểm tuốt lá chung cho các giống Đào là thời gian trực tiếp từ 50 đến 55 ngày trước thời điểm muốn đào ra hoa. Trước khi vặt lá thì phải xem quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúc đó như thế nào, nếu như lá của cây rất xanh tốt, bà con đã bón nhiều phân, thì bà con lại phải vặt lá sớm hơn so với trung bình thông thường là 10 ngày.
Biện pháp khoanh vỏ và thuốc lá là biện pháp cơ học, tuy nhiên để việc điều tiết sinh trưởng sau cây đào đạt hiệu quả cao phải can thiệp các biện pháp hóa học bổ trợ, bản chất của phương pháp này bài là sử dụng các chất điều tiết giúp mầm hoa phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn. Tuy nhiên, các chất này chỉ có tác dụng từ 3 đến 4 ngày do hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn ấn vào phải sử dụng hóa chất hóa học nên bà con cần hạn chế biện pháp này.
Từ những biện pháp cơ học và những biện pháp hóa học được nêu ra hy vọng những hộ nông dân trồng đào sẽ có được một vụ đào ra hoa đúng Tết và đạt hiệu quả cao. Nếu có điều gì thắc mắc hãy để lại câu hỏi ngay dưới bài viết để cùng Trạm Xanh thảo luận nhé.