×
Tìm kiếm sản phẩm

Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản tại nhà

Cây lưỡi hổ là cây cảnh được trồng để bàn, trang trí không gian trong nhà hoặc trồng trong sân vườn. Được đánh giá là loại cây dễ trồng, dễ sống và phát triển tốt. Tuy nhiên, khi trồng bạn cũng cần phải học cách chăm sóc cây lưỡi hổ để cây sinh trưởng trong môi trường tốt nhất.

  • Tên thường gọi: Cây lưỡi hổ, cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ
  • Tên khoa học: Dracaena trifasciata (hoặc Sansevieria trifasciata)
  • Họ: Măng tây
  • Chiều cao: Khoảng 20cm đến 2m
  • Hoa: Màu trắng (thường gặp đối với các loại cây trồng bên ngoài)
  • Một số loại lưỡi hổ: Lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ vàng đen, lưỡi hổ vàng lửa, lưỡi hổ Cylindrica…

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ - Tưới nước

Cây lưỡi hổ có thể chịu khô hạn, thích hợp với nhiệt độ ấm áp. Cây ưa sáng nhưng bạn hoàn toàn có thể trồng cây trong nhà (trong bóng râm). Nếu cây bị dư nước sẽ dễ bị úng nước. Vì vậy, tốt nhất bạn nên trồng cây trong đất pha cát hoặc giá thể có khả năng thoát nước tốt. 

Tưới nước cho cây lưỡi hổ

Tưới nước cho cây lưỡi hổ

Như vậy, khi bạn trồng cây lưỡi hổ thì không cần tưới nhiều nước. Tưới nước nhiều sẽ làm cho lá cây bắt đầu chuyển sang nhạt màu, lá bị héo úng, cây bị thối rễ mà chết. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ không quá khó nhưng khi tưới nước thì bạn nên nhớ nguyên tắc “khô nhiều hơn ướt”. Thời tiết mùa hè nắng nóng, cây lưỡi hổ thiếu nước sẽ có tình trạng lá trở nên mỏng, nhỏ lại, không còn bóng mượt. Nếu bạn trồng cây lưỡi hổ để trang trí ngoại thất thì chú ý đến hệ thống thoát nước kịp thời khi thời tiết mưa gió kéo dài. 

Bón phân cho cây lưỡi hổ

Bón phân là cách chăm sóc cây lưỡi hổ giúp cây có thể phát triển tốt nhất. Trước khi trồng cây, bạn có thể dùng phân bón hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để trộn cùng đất, tạo thành giá thể hỗn hợp trồng cây. Sau một thời gian bạn tiến hành bón phân N-P-K cho cây.

Lưu ý khi bón phân cho cây lưỡi hổ là bón phân với hàm lượng vừa đủ. Không bón phân đạm trong thời gian quá dài, điều này sẽ làm cho các vằn trên lá trở nên nhạt. Mùa thu bón thêm lân và kali nhiều hơn để giúp cây nâng cao khả năng chống chịu thời tiết giá rét. Tốt nhất không nên bón phân vào thời điểm mùa hè và mùa đông.

Cắt tỉa và tạo dáng cho cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ phát triển nhanh, nếu bạn trồng cây trong các bồn hoa ngoài trời cây sẽ sinh trưởng và mọc rất nhiều cây con. Lúc này bạn cần phải cắt tỉa và tạo dáng kịp thời để đảm bảo mật độ cây vừa đủ sinh trường. Cắt tỉa cây con đem trồng ở khác. Loại bỏ nhanh chóng những lá già, lá bị sâu bệnh.

Cắt tỉa cây lưỡi hổ

Cắt tỉa cây lưỡi hổ

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ ở trong chậu cũng tương tự. Nếu cây lớn quá so với chậu ban đầu thì bạn cần sang chậu mới cho cây. Hiện tại, Trạm Xanh đang có các mẫu chậu trồng cây cảnh phong thủy với các kích thước, chất liệu, kiểu cách khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu sắm chậu trồng cây thì có thể truy cập vào website tramxanhviet.vn hoặc tải App Trạm Xanh để tham khảo các mẫu chậu.

Phòng trừ sâu bệnh

Khi chăm sóc cây lưỡi hổ bạn sẽ gặp một số tình trạng phổ biến dưới đây, bạn cần phải “bắt mạch” chuẩn để khắc phục kịp thời cho cây:

  • Cây lưỡi hổ xuất hiện những đốm nâu ở trên lá, thối rễ, thối gốc. Đây là hiện tượng cây bị dư nước, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh lại liều lượng nước tưới.
  • Lá cây bị thâm đen, khi sờ vào thì hơi mềm. Nguyên nhân là do nhiệt độ quá thấp. Bạn nên đặt chậu cây vào vị trí ấm, nhiệt độ cao (nếu trồng trong nhà). Hoặc bổ sung dinh dưỡng cho cây chống chịu giá rét. 
  • Ngọn, lá cây khô hoặc xuất hiện từng mảng nâu rải rác là do ánh nắng chiếu qua cửa sổ. Bạn nên đặt chậu cây ở vị trí khác.
  • Lá cây nhạt màu, không có sự pha trộn. Đây là dấu hiệu nhận biết cây thiếu ánh sáng. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong tình huống này là cho cây ra tắm nắng vào buổi sáng hoặc nơi đủ ánh sáng.
  • Khi sờ vào lá con, lá con mềm là do bón nhiều phân. Bạn nên điều chỉnh lại lượng phân bón sao cho phù hợp. 

Nhân giống cây lưỡi hổ

Hiện tại, có 2 cách nhân giống cây lưỡi hổ đó là tách cây và giâm lá. Bạn nên giâm và trồng cây vào thời điểm mùa xuân, xuân hè; lúc này cây sẽ có khoảng thời gian thích nghi với môi trường mới. 

Tách cây con: Phần gốc của cây lưỡi hổ mọc ra các cây con, lúc này bạn sẽ tiến hành tách cây con ra và trồng nơi khác. Cây con sẽ phát triển thành một cây mới hoàn toàn.

Giâm lá lưỡi hổ

Giâm lá cây lưỡi hổ

Giâm lá lưỡi hổ: Chọn lá cây lưỡi hổ vừa phải, cắt thành từng khúc có chiều dài khoảng 15cm, đem giâm vào đất cát hoặc giá thể mùn cưa Trạm Xanh . Sau khoảng 2 đến 3 tháng cây con sẽ mọc lên.

Tại sao nên trồng cây lưỡi hổ?

Lý do đầu tiên nên trồng cây lưỡi hổ là cách chăm sóc cây lưỡi hổ rất đơn giản. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn có nhiều công dụng khác:

  • Khả năng lọc không khí.
  • Mang đến không gian sống xanh, trong lành.
  • Theo nghiên cứu của NASA, lưỡi hổ có thể hấp thụ khoảng 107 độc tố khác nhau. 
  • Cây lưỡi hổ trang trí nội thất, ngoại thất. 
  • Cây lưỡi hổ có công dụng chữa bệnh khàn tiếng, viêm họng, ho, viêm tai giữa…

Lời kết

Hy với với các cách chăm sóc cây lưỡi hổ trên đây sẽ giúp bạn luôn sở hữu một chậu cây lưỡi hổ, vườn lưỡi hổ xanh tốt nhé! Và bạn đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này để nhiều người được biết hơn nữa.