×
Tìm kiếm sản phẩm

Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cây đào và hướng dẫn cách xử lý

Cây đào là cây có khả năng sinh trưởng tốt nếu như bạn nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc. Khi bước vào giai đoạn chăm sóc, cây đào cũng dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh hại. Bạn cần biết cách phát hiện sâu bệnh qua những dấu hiệu bất thường ở trên lá, thân, quả để có thể xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Vậy, các bệnh thường gặp ở cây đào là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh sâu đục thân

Sâu đục thân là một trong các bệnh thường gặp ở cây đào và rất khó trị. Bởi vì, bạn khó phát hiện bệnh này, khi phát hiện thì cây sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết: Cây đào bị héo chồi, lá non, dần dần sẽ héo cả cành, thậm chí lá rụng. Trên thân cây đào sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti do sâu đục thân gây ra, gỗ cây sẽ bị trồi ra bên ngoài. Nặng nhất, cây đào sẽ bị chết. 

Sâu đục thân ở trên cây đào

Sâu đục thân là một trong các bệnh của cây đào phổ biến nhất hiện nay

Nguyên nhân gây ra bệnh: Do sâu chui được vào thân cây và chúng bắt đầu phá hủy thân cây. 

Cách xử lý: Bạn sẽ dùng các loại thuốc Sherpa 25EC, Bi 5850EC… để phun trực tiếp lên cây, tại những vị trí đục lỗ ở trên cây.

Bệnh xoăn lá

Khi nhắc đến các loại bệnh trên cây đào thì không thể bỏ qua bệnh xoăn lá. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn cây đào ra nụ, ra hoa. 

Dấu hiệu nhận biết: Lá cây đào có hiện tượng dày lên, xoăn lại, chuyển sang màu xanh xám. Lá cây bị xoăn, ngả sang màu đỏ hoặc màu tím. Có bột màu trắng xám ở trên mặt lá, khi khô sẽ rụng. 

Nguyên nhân: Các bệnh thường gặp ở cây đào đều do các loại nấm, vi khuẩn gây ra. Đối với bệnh xoăn lá do nấm túi ngoài có tên là Taphrina deformans Berk.

Cách xử lý: Đầu tiên, bạn có thể ngắt bỏ các lá cây bị xoăn và vứt vào thùng rác (đốt) để ngăn chặn nguồn lây. Không nên bón phân khi cây đào chưa ra hoa. Dùng hợp chất vôi loãng 3-5oBe cùng lưu huỳnh rồi pha với nước và phun lên cây. Cứ mỗi tuần phun 1 lần, phun khoảng 2 đến 3 lần thì cây sẽ bắt đầu hết bệnh.

Nhện đỏ tấn công

Cây đào dễ bị nhện đỏ tấn công làm chậm quá trình phát triển của cây, cây có thể bị chết non. Trong các bệnh thường gặp ở cây đào thì bệnh này khiến chủ vườn đào đâu đầu nhất.

Nhện đỏ tấn công lá cây đào

Cây đào bị nhện đỏ tấn công

Dấu hiệu nhận biết: Lá cây đào sẽ chuyển dần từ màu xanh sang vàng, cành non bị héo, khô và chế. Ở dưới mặt lá cây có những lớp tơ mỏng giống như các vết trắng lấm tấm. 

Nguyên nhân: Do nhện đỏ gây ra, chúng lây truyền virus cho cây, ăn biểu bì, sau đó chích hút mô dịch cây đào. 

Cách xử lý: Để xử lý nhện đỏ tấn công cây đào, bạn cần phải phun thuốc Pegasus 500SG, Ortus 5SC, Danitol 10EC… để tiêu diệt nhện đỏ. Bạn nhớ phun theo liều lượng hướng dẫn nhé!

Bệnh đốm vi khuẩn trên cây đào

Đốm vi khuẩn là một trong các bệnh của cây đào có thể tấn công lên bộ phận lá, quả của cây. Chất lượng của quả đào sẽ bị giảm xuống.

Dấu hiệu nhận biết: Trên bề mặt lá cây xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ tím, tâm trắng. Chúng sẽ khiến lá cây có hình dạng các lỗ bắn hoặc rụng đi. Còn ở trên quả đào thì sẽ thấy những đốm đen nhỏ phía ngoài vỏ, sau đó lan rộng khắp vỏ và thậm chí thâm nhập sâu vào trong thịt quả. Từ đó khiến mẫu mã quả đào xấu đi, giảm chất lượng quả. 

Nguyên nhân: Vi khuẩn sẽ tấn công vào những vị trí ẩm ướt, nhiều gió trên cây.

Cách xử lý: Khi cây đào xuất hiện bệnh đốm vi khuẩn thì bạn cần phải đến ngay cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật để được tư vấn và sử dụng thuốc phòng trị hiệu quả nhất.

Bệnh thối nâu

Bệnh thối nâu trên quả đào

Quả đào bị bệnh thối nâu

Bệnh thối nâu là các bệnh thường gặp ở cây đào và nguy hiểm nhất đối với dòng cây đào ăn quả. Bạn cần phải phát hiện và xử lý kịp thời, không thể chậm trễ giống như các loại bệnh trên cây đào thông thường khác. 

Dấu hiệu nhận biết: Nấm thối nâu ảnh hưởng đến chồi, hoa, những cục nhựa sẽ xuất hiện ở trên các mô bị nhiễm trùng. Khi những quả đào bị bệnh sẽ xuất hiện 1 đốm nhỏ màu nâu, chúng sẽ phát triển từ từ, sau đó sẽ phủ lên toàn bộ quả. Cuối cùng, quả đào sẽ bị thối, teo lại và khổ ở trên cây.

Cách xử lý: Đầu tiên, bạn có thể ngăn ngừa việc lây lan của bệnh thối nâu trên cây đào bằng cách loại bỏ các quả đào bị bệnh. Sau đó sẽ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phun lên cây hoặc dùng thuốc diệt nấm để có thể phòng trừ bệnh thối nâu ở mùa vụ tiếp theo.

Lời kết

Bài viết trên đây đã đề cập đến các bệnh thường gặp ở cây đào, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong giai đoạn chăm cây. Để có thể phòng tránh các loại sâu bệnh hại tấn công cây đào trong mùa vụ tiếp theo, bạn nên sử dụng chế phẩm sinh học VBIO - Đa năng đặc trị nấm, xua đuổi côn trùng phun lên lá, thân, gốc vườn đào. Chúc các bạn thành công!