×
Tìm kiếm sản phẩm

Tìm hiểu về bệnh chảy nhựa trên cây đào, cách chữa và phòng tránh

Bệnh chảy nhựa trên cây đào (hay còn gọi là bệnh sùi nhựa ở cây đào, bệnh chảy gôm trên cây đào) xảy ra phổ biến tại các vườn đào hiện nay. Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng đến cây đào ngay lập tức nhưng về lâu về dài sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến cây đào bị yếu dần. Vậy, nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách chữa và phòng bệnh chảy nhựa trên đào có khó không? Hãy cùng Trạm Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chảy nhựa trên cây đào

Bệnh chảy nhựa trên cây đào

Bệnh chảy nhựa, sùi nhựa ở cây đào

Người trồng đào cảnh, đào ăn quả không tránh khỏi sâu bệnh hại gây bệnh cho cây. Trong đó, bệnh sùi nhựa ở cây đào là bệnh dễ gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do:

  • Cây đào bị sâu đục vỏ tấn công.
  • Thời tiết thất thường gây sương muối trong thời gian dài.
  • Nhiệt độ để trồng đào quá thấp, thời tiết lạnh hơn mức cho phép.
  • Đất trồng đào quá chặt.

4 nguyên nhân trên sẽ khiến cho vỏ của cây đào bị tổn thương nặng nề, nấm khuẩn sẽ xâm nhập vào và phá hoại làm cho tinh bột ở trong tế bào cây biến thành nhựa. 

Ngoài ra, người trồng đào áp dụng sai kỹ thuật, phương pháp cũng có thể gây ra bệnh chảy nhựa trên cây đào. Chính vì vậy, dù bạn trồng đào chơi Tết hay trồng đào thu hoạch cũng phải theo quy trình, đảm bảo các yếu tố nước - phân - nhiệt độ - ánh sáng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chảy nhựa

Bệnh chảy nhựa thường xuất hiện ở trên thân, cành cây hoặc tại những vị trí phân cành. Quan sát bằng mắt thường thì bạn sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của cây bị nứt ra, nhựa cây sẽ hình thành, đóng thành từng cục hoặc rơi xuống. 

Chảy nhựa,, chảy gôm ở cây đào

Dấu hiệu nhận biết bệnh chảy nhựa cây đào

Như có nhắc đến ở phía trên, bệnh này tuy không gây hại ngay lập tức mà nó sẽ từ từ ăn sâu vào thân cây đào. Sau đó, lá cây sẽ vàng và rụng, cành đào dần trở nên khô mục và cuối cùng cây đào sẽ bị chết. 

Cách xử lý bệnh chảy nhựa trên cây đào

Khi cây đào bắt đầu có dấu hiệu mắc bệnh chảy nhựa thì bạn cần phải xử lý ngay lập tức. Bạn có thể tham khảo một cách sau:

  • Dùng dao tiệt trùng sau đó tiến hành cạo sạch mủ ở trên thân cây, quét vôi lên những vị trí sùi nhựa cây.
  • Dùng cuốc để xới đất nhằm tạo độ thông thoáng để cây có thể phát triển. 
  • Hoặc bạn có thể dùng thuốc Aliette 80WP pha theo hướng dẫn để quét lên cây, sau một thời gian thì cây sẽ dần dần hồi phục.
  • Dùng thuốc bảo vệ sinh học để phun lên vị trí sùi nhựa.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ đặc trị bệnh chảy nhựa đối với cây đào.

Cách phòng tránh bệnh

Cách xới đất cho gốc đào

Xới đất, làm cỏ cho vườn đào

Để phòng tránh bệnh chảy nhựa trên cây hoa đào thì bạn cần phải có phương pháp chăm sóc cây đào đúng cách. 

  • Tưới nước đều đặn cho cây.
  • Thường xuyên bón phân, chú ý bón phân đúng loại, đúng liều lượng.
  • Làm đất, loại bỏ cây cỏ dại mọc xung quanh gốc đào.
  • Tỉa cành, tỉa lá theo các đợt.
  • Hạn chế tối đa việc gây ra tổn thương cho cây đào như cắt cành (sử dụng keo liền sẹo), cây gặp các loại sâu bệnh hại khác thì phải xử lý triệt để và kịp thời.
  • Phun thuốc phòng trừ vi khuẩn, nấm bệnh tấn công cây đào.
  • Dùng chế phẩm VBIO - Đa năng đặc trị nấm, xua đuổi côn trùng để phun lên vườn đào, phòng trừ bệnh chảy nhựa hiệu quả.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh chảy nhựa trên cây đào. Cành đào bị chảy nhựa khi chưng Tết sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, người bán không thu về lợi nhuận cao còn cây đào để ăn quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, vụ mùa sau. Hy vọng bạn nhận biết được điều này để kịp thời xử lý cũng như phòng bệnh hiệu quả nhé!