"Hành trình vì môi trường xanh” của Trạm Xanh (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Trạm Xanh) đã góp phần tích cực trong việc lan tỏa lối sống xanh, chung tay bảo vệ môi trường và hướng tới sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, bền vững tại thành phố Hà Nội.
Mỗi ngày, ước tính toàn thành phố Hà Nội thải ra khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, khối lượng rác thải khổng lồ đã và đang gây áp lực nặng nề lên các phương pháp xử lý truyền thống như đốt, chôn lấp; tác động tiêu cực đến môi trường; đe dọa trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe cộng đồng. Trước thực trạng cấp bách này, Trạm Xanh vẫn ngày đêm nỗ lực thực hiện “Hành trình vì môi trường xanh” với mong muốn chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh.
Rác thải sinh hoạt đáng báo động tại thành phố Hà Nội
Trong suốt “Hành trình vì môi trường xanh” Trạm Xanh đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực như “Hành trình vì ngôi trường xanh”, “Đổi rác lấy cây xanh”, “Trồng cây xanh bảo vệ môi trường” và đặc biệt là triển khai “Mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn” tại các huyện Phúc Thọ, Mỹ Đức, Ứng Hòa trên địa bàn Hà Nội.
Trong năm 2024, tính đến thời điểm hiện tại Trạm Xanh tiếp tục phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phúc Thọ triển khai “Mô hình phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt tại nguồn” tại 6 xã; Trạm Xanh phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức triển khai mô hình này tại 3 xã; nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và thúc đẩy canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững.
Tập huấn mô hình phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức
Đóng vai trò là đơn vị trực tiếp tư vấn, chuyển giao công nghệ, sau đó cùng đồng hành cùng các hội viên trong quá trình thí điểm mô hình tại hộ; Trạm Xanh đã truyền tải kiến thức đi đôi với thực hành trong việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học VBIO tại các buổi tập huấn thực tế. Qua đó giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh đến với toàn thể cộng đồng; đồng thời tận dụng tài nguyên rác hữu cơ để ủ làm phân bón tốt cho đất, cây trồng.
Trạm Xanh hướng dẫn hội viên Hội phụ nữ huyện Phúc Thọ thực hành ủ rác hữu cơ
Song song với “Mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn”, Trạm Xanh còn tham gia triển khai“Mô hình xử lý rơm rạ và phế phụ phẩm nông nghiệp”, “Mô hình cánh đồng xanh 3 không” trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Từ đó giúp các hộ nông dân tận dụng phụ phẩm nông nghiệp - nguồn tài nguyên rác để làm phân bón hữu cơ; giảm chi phí phân bón đồng thời tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho đồng ruộng.
Thu gom và xử lý phụ phẩm nông nghiệp
Sau khoảng 2 đến 3 tháng ủ phụ phẩm nông nghiệp, người dân thu được phân bón hữu cơ
Xuất phát từ lĩnh vực nông nghiệp gắn với sứ mệnh bảo vệ môi trường, tạo ra nhiều giá trị trong sản xuất xanh, canh tác nông nghiệp tuần hoàn, bền vững; ông Đỗ Hoàng Thạch - Tổng Giám đốc Trạm Xanh chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn có một một trường Xanh từ nông thôn đến thành thị và hoạt động thu gom phân loại xử lý rác tại nguồn chính là gốc rễ để giải quyết vấn đề này. Chính vì lý do đó mà trong nhiều năm qua chúng tôi đã phối hợp với Hội phụ nữ, Hội Nông dân tại nhiều địa phương trong cả nước để tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân triển khai. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp giải pháp vi sinh hướng dẫn thực hành, đồng thời gắn xử lý rác với sản xuất canh tác nông nghiệp tuần hoàn. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức người dân về tác hại của ô nhiễm rác sinh hoạt, hình thành thói quen phân loại rác tại hộ gia đình, xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón phục vụ sản xuất. Từ đó giảm lượng rác phát thải, giảm gánh nặng quá tải rác sinh hoạt”.
Ông Đỗ Hoàng Thạch - Tổng Giám đốc Trạm Xanh
Để “Hành trình vì môi trường xanh” ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi đến toàn thành phố Hà Nội, các tỉnh thành khác; Trạm Xanh mong muốn nhận được sự đồng hành của tất cả mọi người. Những hành động thiết thực ngay từ hôm nay như thu gom, phân loại rác, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy canh tác nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.