Cây trầu bà trồng ở đâu? Trồng có dễ không? Có cần bón tưới gì quá nhiều không? Vô vàn câu hỏi các bạn đọc đã gửi cho Trạm Xanh. Vậy hôm nay Trạm Xanh cùng mọi người đi nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầu bà nhé.
Cây trầu bà
- Cây trầu bà là dòng thực vật có hoa, có tên khoa học Epipremnum aureum, là thực vật có hoa thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonesia. Có tên gọi khác như Vạn Niên Thanh leo, Thạch Cam Tử, cây sắn dây Hoàng Kim,...
- Cây trầu bà là loại cây thân thảo, lá đơn và có hình tựa như trái tim. Cuống hoa ngắn và có rễ dài màu trắng. Rễ sẽ rất đẹp nếu được trồng trong bình thủy sinh. Cây trầu bà vừa để làm cây trang trí vừa có tác dụng sinh học tốt cho môi trường và con người.
- Cây trầu bà là một trong những loại cây kiểng được trồng rất phổ biến hiện nay bởi hình dáng mềm mại, lá hình tim màu xanh mát mắt, tạo ra bầu không khí trong lành, đảm bảo phong thủy ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc cây trầu bà để cây có thể phát triển tốt.
- Cấy trầu bà tượng chung cho sự thành đạt, may mắn, bình an rất hợp với những gia chủ có chút tính ngưỡng về phong thủy, phù hợp khi đặt ở phòng khách, trang trí sảnh, trên bàn làm việc,...nơi nào có ánh sáng thì cây sẽ phát triển tốt, thuận lợi cho việc chăm sóc cây trầu bà. Cây trầu bà chỉ kiêng kỵ nơi quá tối và nhiệt độ quá cao. Cây không xanh tốt cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới phong thủy.
Cách trồng cây trầu bà
- Cây trầu bà là loại dễ trồng , dễ chăm sóc những khi trồng cây trầu bà cũng cần chú ý những điều:
+ Cây trầu bà không chịu được lạnh, trồng cây nên chú ý nhiệt độ duy trì ở mức 15-30 độ C là đẹp nhất. Không trồng cây trong điều kiện thời tiết dưới 8 độ C.
+ Cây trầu bà ưa bóng mát nhé, nên có thể trồng gần cửa sổ hay ngoài hiên, tránh ánh nắng trực tiếp nóng gắt.
+ Nếu để cây ngoài cần chú ý đến vị trí tránh tình trạng cây bị cháy nắng dẫn đến vàng lá, cháy lá.
- Trồng cây trog chậu đất.
+ Để trồng cây trầu bà, bạn cần chuẩn bị giống trồng, cắt một đoạn cành có nhánh, mầm giâm vào chậu cát thô hoặc đá trân châu, cho cây ra rễ và phát triển lên mầm khỏe mạnh mới mang ra chậu trồng. Bạn cần chú ý, không nên trồng cây trầu bà trong nước hoặc đất ẩm vì nó chỉ có thể nhân giống khi bị chặn sinh trưởng.
+ Cây trầu bà không quá kén đất, các bạn chỉ cần chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ chậu phù hợp để thuận tiện cho việc chăm sóc cây trầu bà là được.
+ Nếu xác định trồng và cách chăm sóc cây trầu bà thật chuẩn, phát triển tốt thì nên làm giàn cho cây.
- Cây trầu bà là dòng ưa ẩm, không chịu được khô hạn nên nếu trồng cây ngoài trời cần duy trì cung cấp nước cho cây 2 lần/ngày.
- Trồng cây trong nhà sẽ ít hơn, 2 lần/tuần duy trì cho đất trồng không bị quá khô, lượng nước vừa đủ tránh tình trạng cây bị thối rễ, úng nước mà chết.
- Đối với phương pháp thủy sinh thì chỉ cần cho nước ngập hết rễ là được, bổ sung nước cho cây thường xuyên và thay nước theo tuần.
Cây trầu bà trồng bằng phương phthủy sinh
- Không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây trầu bà, có thể thi thoảng sử dụng chút phân bón lá giúp cây kích thích sự phát triển.
- Cây trầu bà rất ít bị sâu hại nhưng thỉnh thoảng hay gặp vấn đề ve, rệp, thối rễ…nên sử dụng các loại Chế phẩm sinh học để phòng trừ vấn đề này của cây, phun theo định kỳ 1 tháng.
- Nếu cây có hiện tượng vàng lá, khô héo thì cần kịp thời hồi phục lại sự sống cho cây bằng cách tưới nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng, cắt bỏ các lá vàng, hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá gay gắt.
Như vậy Trạm Xanh đã chia sẻ cách trồng và cách chăm sóc cây trầu bà khá cụ thể và đầy đủ. Trạm Xanh chuyên cung cấp vật tư nông nghiệp, các dòng chế phẩm sinh học, phân bón, hạt giống, các bạn có thể tìm hiểu và đặt hàng của app, website Trạm Xanh hoặc liên hệ trực tiếp 086.277.2966 để mua hàng. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc.