Song song với trồng trọt thì chăn nuôi trong những năm qua không ngừng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền nông nghiệp. Từ đó giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập… Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, nan giải nhất là việc xử lý môi trường trong chăn nuôi. Bởi vì, các chất thải trong chăn nuôi không được xử lý kịp thời sẽ gây ra ô nhiễm.
Bài viết dưới đây Trạm Xanh sẽ hướng dẫn bà con nông dân các phương pháp xử lý môi trường trong ngành chăn nuôi hiện nay, hãy cùng theo dõi nhé!
Đây được xem là phương pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi cơ bản nhất. Công tác chăn nuôi theo mô hình trang trại, mô hình hộ gia đình cần phải kiểm tra và quản lý nghiêm. Số lượng gia súc, số lượng gia cầm phải được quy hoạch theo các vùng sinh thái để không gây ô nhiễm môi trường.
Trang trại chăn nuôi gà
Bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi cần phải xây dựng ở xa khu dân cư, nơi tập trung đông dân cư hoặc các vùng trung tâm thành phố. Và bà con nông dân cần phải thực hiện đúng theo nội quy chăn nuôi. Thường xuyên về sinh chuồng trại, nơi ở cho gia súc, gia cầm để đảm bảo môi trường luôn được sạch sẽ. Đồng thời cần có biện pháp trong khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Ủ khí sinh học (công trình khí sinh học) được xem là một trong những giải pháp giúp bà con nông dân xử lý môi trường. Đây là phương pháp ủ khí lên men để tạo ra khí CO2, CH4…. từ đó sinh ra chất đốt sử dụng cho gia đình. Bà con nông dân có thể xử lý triệt để những chất thải trong chăn nuôi lại có thể tạo ra nhiên liệu đốt sử dụng hàng ngày. Ví dụ như công trình khí sinh học Biogas được nhiều trang trại chăn nuôi đang sử dụng.
Xử lý môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều bà con nông dân lựa chọn. Bà con có thể sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm sinh học VBIO - Đa năng xử lý môi trường.
Khi bà con chăn nuôi gia súc gia cầm trên nền đệm lót sinh học sẽ giúp xử lý môi trường hiệu quả. Đệm lót sinh học bao gồm các nguyên liệu mùn cưa, trấu, phoi bào trộn cùng men vi sinh để giúp phân hủy nước tiểu, phân vật nuôi. Từ đó giúp giảm mùi hôi thối, ngăn ngừa ô nhiễm.
Chế phẩm sinh học VBIO xử lý môi trường chăn nuôi gà hiệu quả
Trong chăn nuôi, bà con nông dân đã bắt đầu sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó, sử dụng chế phẩm VBIO - Đa năng xử lý môi trường phân phối độc quyền bởi Trạm Xanh có công dụng:
Ngoài chế phẩm sinh học VBIO thì bà con có thể sử dụng một số loại chế phẩm hoặc men vi sinh khác để trộn trong thức ăn giúp vật nuôi giảm mùi hôi thối trong phân hoặc rắc trên chuồng, từ đó giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Nguyên liệu để bà con nông dân ủ phân hữu cơ bảo gồm phân động vật như phân gà, phân bò, phân trâu… sau đó dùng làm phân bón cho cây trồng. Phân sau khi ủ sẽ không có mùi, các loại vi sinh vật có hại sẽ bị tiêu diệt. Ủ phân bằng phương pháp tự nhiên sẽ tạo ra chất mùn, giúp đất trồng trở nên tơi xốp và hỗ trợ cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Ủ phân gia súc, gia cầm trong chăn nuôi
Bà con nông dân có thể sử dụng chế phẩm sinh học VBIO - Đa năng xử lý môi trường để ủ các loại phân gia súc, gia cầm.
Công nghệ ép tách nhân sẽ dựa theo nguyên tắc “lưới lọc”. Khi bà con cho hỗn hợp các chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì những chất rắn sẽ bị giữ lại, ép khô và đưa ra bên ngoài để xử lý. Còn nước thì sẽ chảy ra ngoài hoặc sẽ được cho vào bể khí sinh học xử lý tiếp. Về độ ẩm của phân khô thì sẽ được điều chỉnh theo mục đích sử dụng khác nhau.
Máy ép có thể tách được những tạp chất rất nhỏ đối với rác thải trong chăn nuôi. Dựa vào các tính chất của chất rắn sẽ sử dụng các lưới lọc sao cho phù hợp nhất. Phương pháp xử lý môi trường chăn nuôi bằng công nghệ ép tách nhân thường áp dụng cho các trang trại chăn nuôi bò, heo quy mô lớn.
Ngoài ra, bà con nông dân có thể xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng một số phương pháp khác như:
Để bà con nông dân có thể phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng bền vững thì việc bảo vệ môi trường rất quan trọng. Bà con nông dân có thể lựa chọn các phương pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi như quy hoạch, ủ khí sinh học, sử dụng chế phẩm VBIO, ủ phân hữu cơ… Từ đó đảm bảo môi trường tốt nhất để vật nuôi phát triển tốt, giảm phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm trong quá trình chăn nuôi.